- Về đầu bài viết
- Ảnh: Lượng người vào hành lễ rất đông, nhiều người phải đội cả lễ lên đầu.
- Ảnh: Sắp lễ xong, người dân không quên… xả rác ngay tại chỗ.
- Ảnh: Mỗi khi có đoàn người đi qua, những người ăn xin lại chìa rổ ra để “xin lộc”.
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Bao giờ mới chấm dứt cảnh tượng bát nháo trong Lễ hội đền Bà Chúa Kho?
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Bao giờ mới chấm dứt cảnh tượng bát nháo trong Lễ hội đền Bà Chúa Kho?
Đội quân cò đã đứng khắp hai bên đường tại khu vực làng Cổ Mễ, cách khu di tích hơn 2 km. Hễ thấy có du khách là họ lại tranh nhau phóng xe lên năn nỉ, mời chào rai rẳng gây cảm giác khó chịu, tuy nhiên cũng chẳng ai dám phản ứng vì “Đất khách quê người”.
Lượng người vào hành lễ rất đông, nhiều người phải đội cả lễ lên đầu.
Trên đoạn đường dẫn vào đền Bà chúa Kho, các cửa hàng viết sớ, dịch vụ đổi tiền, bán đồ lễ, vàng mã đua nhau trưng biển, chèo kéo, gọi mời du khách. Đi sâu vào trong càng tấp nập, xe máy, ô tô với đủ biển số từ các tỉnh xa gần. Các bãi gửi xe tư nhân mọc lên như nấm nhưng vẫn có nơi từ chối khách vì không còn nổi nửa mét để nhồi xe.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, giá các dịch vụ và sản phẩm cúng lễ khá đắt đỏ. Có lẽ những người làm dịch vụ ở đây chỉ trông chờ gặt hái vào những ngày này nên giá đĩa xôi gấc 100.000 đồng, một con gà luộc lên tới 200.000 đến 300.000 đồng, mâm tiền vàng từ vài trăm cho đến tiền triệu…Giá thuê người bê lễ rẻ nhất cũng không dưới 100.000 đồng vì hiếm có vị khách nào, kể cả đàn ông trai tráng dám tự bê lễ trong dòng người chen dày đặc như thế.
Sắp lễ xong, người dân không quên… xả rác ngay tại chỗ.
Luôn có cả chục người ôm đĩa tụng kinh, sách tử vi, tướng số,.. bám sát từng khách mời mua tại sân đền Bà Chúa Kho. Thậm chí họ còn vào cả nơi du khách đang tập trung khấn vái để giao bán. Cũng đông đảo không kém là những người đổi tiền lẻ, chụp ảnh thuê.
Cảnh tượng kẻ chen lấn, người xô đẩy đặt cho bằng được tiền vào các mâm trên bàn thờ, hay nhét tiền qua song cửa tạo nên một khung cảnh lộn xộn, nhốn nháo. Trước cửa cung, kệ lớn nhiều tầng đặt đồ lễ ngồn ngộn trước mắt, chất chồng, nặng trĩu.
Mỗi khi có đoàn người đi qua, những người ăn xin lại chìa rổ ra để “xin lộc”.
Cũng dễ hiểu vì sao, năm nay Ban quản lý lễ hội, Lễ tưởng niệm bà Chúa Kho chỉ tổ chức tế lễ chứ không có lễ rước nhằm tránh tình trạng chen chúc xem dẫn đến mất mát đồ đạc, tư trang, ảnh hưởng tới hoạt động làm lễ của du khách.
Thiết nghĩ những người làm công tác tổ chức cần có những biện pháp cứng rắn hơn nữa để lễ hội thực sự về với đúng nghĩa của nó, sao cho du khách đến với lễ hội không mang trong mình tâm trạng nặng nề./.
Bài viết về Bắc Ninh liên quan
- Bộ trưởng Bộ VHTTD kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại Bắc Ninh
(lehoi.org) - Ngày 27/2, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tại ba di tích trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh là đền Đô, đền Bà Chúa Kho và chùa Dạm. Tham...
- Những chuyển biến tích cực tại lễ hội Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh
(lehoi.org)- Qua kết quả kiểm tra, đánh giá việc quản lý và tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh năm 2014, đoàn kiểm tra cho biết năm nay công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã có những chuyển biến...
- Những chuyển biển tích cực tại lễ hội đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh
(lehoi.org)- Để chuẩn bị cho lễ hội đền Bà Chúa Kho sắp tới, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo sát sao khâu tổ chức để giữ gìn những nét văn hóa truyền thống và bảo đảm an ninh trật tự cho người dân...
- Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh
Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch tại xã Tam Đa, huyện Yên Phong. Đây là một lễ hội truyền thống nên hàng năm người dân lại dồn về đây xem hội. Tất cả cùng nhau...
-
- Hội làng Tư Thế tại Bắc Ninh
Hội làng Tư Thế diễn ra ngày 10/3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công đức Thành hoàng trông cọi nghề nông, phù trì cho dân làng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Làng Tư Thế nổi tiếng với nghề làm mực Tàu...
- Hội làng Long Khám tại Bắc Ninh
Hội làng Long Khám được tổ chức ngày 20/8 tại làng Long Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đặc trưng của hội làng Long Khám là cục cướp cây mộc tất (cây gỗ đỏ) dành cho trai đinh trong...
- Hội Đức Vua Bà tại Bắc Ninh
Hội Đức Vua Bà tổ chức ngày 6-7/2 âm lịch, là lễ hội quan trọng nhất của làng Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đây là lễ hội Thủy tổ quan họ, mọi hoạt động trong lễ hội đều liên quan...
- Hội làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh
Hội làng Đông Hồ diễn ra từ 14-16/3 âm lịch tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hội làng Đông Hồ mang đặc trưng của hội làng nghề. Hội làng tranh Đông Hồ tại Bắc Ninh Làng Đông Hồ là làng...
- Hội chen Nga Hoàng tại Bắc Ninh
Hội chen Nga Hoàng diễn ra tưng bừng từ 6-15/1 âm lịch tại xã Nga Hoàng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Hội Nga Hoàng là người chen người, chen ngã dúi ngã dụi, chen văng xuống ruộng xuống ao cho hết "nam...
-
- Hội làng Bồ Sơn tại Bắc Ninh
Bồ Sơn là một trong 5 làng quan họ cổ nhất ở tỉnh Bắc Ninh. Hội Bồ Sơn được tổ chức từ 9-12/1 âm lịch, mời kết chạ kết nghĩa tới hát nghi lễ, hát giao duyên. Bồ Sơn là làng quan họ cổ ở Bắc Ninh Giờ đây...
- Hội đình Đình Bảng tại Bắc Ninh
Hội đình Đình Bảng được tổ chức ngày 14-15/2 âm lịch tại đình làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình Đình Bảng ngôi đình cổ nơi diễn ra lễ hội Đình làng Đình Bảng nổi tiếng với...
- Hội làng Đại Bái tỉnh Bắc Ninh
Hội làng Đại Bái được tổ chức vào ngày 10/4 và 29/9 âm lịch hàng năm (chính hội là 29/9 ngày giỗ tổ nghề gò, đúc đồng) tại xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đông đảo người dân tham gia hội làng...
- Hội Thị Cầu tại Bắc Ninh
Hội Thị Cầu diễn ra tại Đền Kim, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh từ ngày 7-16/8 âm lịch hàng năm. Làng Thị Cầu thờ Thánh Tam Giang (Một danh tướng thời Tiền Lý). Làng Thị Cầu nằm bên bờ sông Nguyệt...
- Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích
Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh được tổ chức từ ngày 4 đến 8 tháng riêng ÂL hằng năm tại chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội Khán...
- Lễ hội Festival Bắc Ninh
Festival Bắc Ninh là một sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tổng hợp với quy mô lớn được tổ chức vào giữa tháng 3 tại Bắc Ninh – nơi phát tích vương triều Lý nhằm đảm bảo sự tiếp nối các giá trị văn...
- Lễ hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh
Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng hằng năm tại đề thờ Kinh Dương Vương thuộc xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để tưởng nhớ ông vua Thủy Tổ của người Việt. Theo...
- Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới buôn bán, kinh doanh như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây...
- Lễ hội đền Đô tại Bắc Ninh
Đền Đô (hay còn gọi là Đền Lý Bát Đế) tọa lạc ở xóm Thượng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cách Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc, Đền Đô là một ngôi đền nổi tiếng gắn liền với lịch...
Ghi chú bài viết Bao giờ mới chấm dứt cảnh tượng bát nháo trong Lễ hội đền Bà Chúa Kho?
Từ khóa:
(lehoi.org) - Không biết từ khi nào đền Bà Chúa Kho đã có tiếng là nơi linh thiêng, người dân truyền nhau ai muốn phát tài phát lộc thì đầu năm đến làm lễ...