Thái Thụy gắn quản lý di tích với các hoạt động tổ chức lễ hội
Trong số 26 di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia của huyện thì đình An Cố (Thụy An) được xếp hạng sớm nhất từ năm 1962, tiếp đó là Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1969), còn 24 di tích còn lại thì được xếp hạng từ năm 1989 trở lại đây. Một số di tích tại địa phương hàng năm có lượng du khách lớn về để lễ hội, tri ân, như: Khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh, đền Chòi (ở Thụy Trường), đền Hệ (ở Thụy Ninh), đền Hét (ở Thái Thượng), đình Tử Các Tây (ở Thái Hoà) vàđền Hạ Đồng (ở Thụy Sơn).
Để quản lý tốt các di tích và tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, thời gian qua huyện tổ chức triển khai, quán triệt Luật Di sản văn hoá, tổ chức tập huấn các văn bản quy định về quản lý di sản và tổ chức lễ hội cho các cán bộ chuyên ngành ở cơ sở. Nhờ vậy, các di tích lịch sử đã trên địa bàn đã được chính quyền địa phương và nhân dân chú trọng bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng cảnh quan để tạo môi trường xanh-sạch-đẹp, thu hút đông đảo du khách.
Hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đã quan tâm đến hoạt động thu thập, bảo vệ, phục hồi các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để làm phong phú thêm các hoạt động trong lễ hội. Từ nguồn huy động nhân dân đóng góp và một phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, trong 2 năm từ 2009 đến 2010, toàn huyện đã có 51 di tích được trùng tu, tôn tạo với tổng số tiền khoảng 23 tỷ đồng. Nhiều địa phương như Thụy Ninh, Thụy Dũng, Thụy Trường, Thái Thượng, Thụy Sơn, Thái Hoà, Thái Hưng, Thụy Trình…chính quyền địa phương đã huy động nhân dân và khách thập phương ủng hộ từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo các di tích, góp phần tạo điều kiện cho người dân địa phương và khách tham quan hiểu sâu hơn về giá trị văn hoá và lịch sử của mảnh đất và con người nơi đây.
Nhiều người khi đến vùng đất Thái Thụy đều đánh giá rất cao các giá trị lịch sử văn hoá của các di tích. Bởi các di tích này đều gắn liền với những lễ hội độc đáo, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung cả về phần lễ và phần hội. Các lễ hội này không bị thương mại hóa mà đều phản ánh những nét đặc trưng, cuộc sống sinh hoạt của người dân trong vùng. Điển hình như Lễ hội bơi chải ở Diêm Điền được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân cùng các thế hệ cha ông và cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hoà, sóng yên biển lặng, ngư dân ra biển gặp nhiều may mắn, việc đánh bắt, nuôi trồng được thắng lợi và dịp này cũng là lễ ra quân cho nghề khai thác và vận tải.
Hay như lễ hội ông Đùng bà Đà ở Thụy Hải được tổ chức vào ngày 14/4 âm lịch hàng năm nhằm cầu mong cho sự sinh sôi, thịnh vượng. Đến tối, các bài múa Đùng sẽ được diễn ra, trong khi múa, người ta sẽ xướng vang những câu ca tụng công đức của bà chúa Muối như " Lạy chúa! muối của Chúa năm nay được mùa lắm! lạy chúa! lạy chúa"… Còn tại đình An Cố (Thụy An) có thờ Nam Hải Đại Vương và tổ chức lễ hội vào mồng 10 tháng 2 âm lịch hằng năm. Ông được dân làng tôn vinh là thành hoàng làng vì đã có công khuyến khích nhân dân sản xuất, bảo vệ mùa màng, trừ thiên tai dịch bệnh. Tại lễ hội này, sau phần tế lễ, rước kiệu là phần hội với các trò chơi như đánh cờ, đấu vật và hát chèo ở sân đình. Điểm đặc sắc của lễ hội này là phần lễ có 24 người chầu tế, mũ dạ, đi hia, áo giáp với những nghi lễ riêng….
Thông qua các di tích - lễ hội, mỗi năm Thái Thụy có hàng ngàn du khách thập phương đến tham quan, đi lễ. Và cũng từ các lễ hội truyền thống đã tạo ra sợi dây đoàn kết gắn bó mọi cá nhân trong cộng đồng dân cư, làm cho mọi người gần gũi, thân mật, gắn bó với nhau hơn, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an ninh nông thôn.
Lễ rước kiệu Bà Chúa Muối và ông Đùng bà Đà ở Thái Bình
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hiện nay công tác quản lý các di tích lịch sử và việc tổ chức lễ hội ở Thái Thụy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập cần khắc phục. Ngoài một số di tích đã huy động được nguồn xã hội hoá để phục chế, sửa chữa, số các di tích còn lại hầu hết đã bị bào mòn, xuống cấp nghiêm trọng. Một số di tích lịch sử khi được trùng tu, tôn tạo, đã cơi nới, xây dựng tuỳ tiện không theo thiết kế, làm sai lệch cơ bản kiến trúc của di tích. Do kinh tế ngày càng phát triển, các lễ hội trên địa bàn đang có chiều hướng bùng phát với tần suất tổ chức lễ hội ngày càng gia tăng. Một số lễ hội ở đây được tổ chức kéo dài, nội dung lễ hội không thiết thực, gây lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân. Một số lễ hội thì hầu như nặng về phần cúng lễ, chưa quan tâm đến phần hội. Nhiều lễ hội rườm rà, phô trương hình thức gây tốn kém. Một số lễ hội thì chính quyền phó mặc cho nhân dân tổ chức nên đã để xảy ra nhiều tình trạng như đốt quá nhiều vàng mã, xóc thẻ, đánh bạc….
Trước những thực trạng nêu trên, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá và lễ hội trên địa bàn. Trước mắt, huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về di sản văn hoá gắn với việc tổ chức các lễ hội theo đúng quy định của pháp luật và nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân. Hơn thế nữa, huyện cũng cần huy động nguồn xã hội hoá kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước để phục chế, sửa chữa những di tích đang xuống cấp nghiêm trọng. Đồng thời, địa phương cũng cần đầu tư nâng cấp một số tuyến đường vào những di tích, điểm lễ hội có nhiều khách tham quan vì hiện nay tuyến đường đến những nơi này đều nhỏ hẹp và đã xuống cấp gây khó khăn cho việc đi lại.
Bên cạnh đó, Huyện cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân và du khách khi tham gia lễ hội thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật về lễ hội, giải quyết tốt những tranh chấp nơi thờ tự. Chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số di tích nhưng vẫn phải quản lý chặt việc quy hoạch mở rộng khuôn viên khi xây dựng khu dịch vụ phục vụ lễ hội, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp làm lấn, làm trái. Đối với những di tích thu hút đông đảo du khách thập phương, BTC cần gắn các hoạt động thăm quan di tích, tham dự lễ hội với hoạt động du lịch sinh thái tại các khu vực rừng ngập mặn ven biển…. để tạo điều kiện quảng bá hình ảnh vùng đất và con người Thái Thụy, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.
Bài viết về Thái Bình liên quan
- Hội làng Đông Linh tại Thái Bình
Hội làng Đông Linh tại Thái Bình thường diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng Hai, với nhiều hoạt động như dâng hương tưởng nhớ, các trò chơi dân gian... Điểm nổi bật nhất của hội làng Đông Linh là tục gói...
- Hội đền Côn Giang tỉnh Thái Bình
Hội đền Côn Giang được mở từ ngày 7-9/9 âm lịch hàng năm. Đền Côn Giang là nơi thờ Thám Hoa Tiến sí Quách Hữu Nghiêm, người có công đầu trong việc đi sứ sang nhà Minh thời Hậu Lê. Hội đền Côn Giang được...
- Lễ hội truyền thống đình Lại Trì tỉnh Thái Bình
Lễ hội truyền thống đình Lại Trì diễn ra từ ngày 11-15/9 âm lịch hàng năm, cùng ngày mở hội thu chùa Keo. Lễ hội đình Lại Trì được tổ chức để tưởng nhớ công ơn đức Quốc sư Dương Không Lộ, lễ thánh, lễ...
- Lễ hội A Sào tỉnh Thái Bình
Ngày 10/2 âm lịch hàng năm, người dân A Sào mở hội làng, tế lễ ĐứcThánh Trần. Tương truyền đây là ngày sinh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội A Sào là lễ hội lớn ở Thái Bình Lễ hội A Sào diễn...
-
- Lễ hội đền A Sào tỉnh Thái Bình được công nhận di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia
Năm 2016, lễ hội đền A Sào với những nghi thức cổ xưa được duy trì tới ngày nay được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội đền A Sào được tổ chức từ ngày 20-22/9 nhằm khơi dậy lòng...
- Hội Đền Ngọc Quế tại Thái Bình
Hội Đền Ngọc Quế diễn ra thường niên vào ngày mồng 8 tháng 8 âm lịch, tại thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Đền Ngọc Quế tọa lạc trên một khu đất ở phía bắc của thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh...
- Lễ hội Đền Tiên La
Lễ hội Đền Tiên La được tổ chức hàng năm từ ngày 10 đến 20 tháng Ba âm lịch.Trước đây, lễ hội thường được tổ chức từ ngày 15 đến 17 tháng Ba âm lịch nhưng vì ban tổ chức muốn mở rộng lễ hội nên đã tổ...
- Lễ hội Đền Hét tại xã Thái Thượng - Thái Bình
Lễ hội Đền Hét xã Thái Thượng diễn ra từ ngày mồng 7 đến mồng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội này là dịp để người dân nơi đây bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ tới công ơn của tướng quân Phạm...
- Hội miếu Ba Thôn tại Thái Thụy - Thái Bình
Hội miếu Ba Thôn được tổ chức từ ngày 10-12/7 âm lịch hàng năm, là nét đẹp văn hóa của người dân xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Miếu Ba Thôn nằm trong cụm Di tích lịch sử cấp quốc gia làng Quang...
-
- Lễ hội đền Trần tại Thái Bình
Đền Trần Thái Bình là một quần thể di tích gồm các lăng mộ, đền thờ các vị vua quan nhà Trần. . Hệ thống các di tích lịch sử ở đây gồm Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần đều đã...
- Tưng bừng khai hội đền A Sào thờ Hưng Đạo Vương tại Thái Bình
(lehoi.org)- Sáng ngày 02/03/2011, tại khu di tích đền A Sào, thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chính quyền và nhân dân huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình tưng bừng khai mạc lễ hội đền...
- Khai hội đền Trần và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Thái Bình
(lehoi.org) - Tối ngày 3/3 tức ngày 13 tháng Giêng năm Ất Mùi, lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tại xã Tiến Đức, huyện...
- Độc đáo phần thi cỗ cá trong lễ hội đền Trần Thái Bình
(lehoi.org) - Trong các ngày từ 3-6/3/2015, chuỗi các hoạt động của lễ hội đền Trần Thái Bình 2015 đã diễn ra tại Di tích cấp quốc gia đặc biệt Đền Trần và Khu lăng mộ các vị...
- Lễ khai ấn đền Trần năm 2011 được tổ chức ở cả Thái Bình và Nam Định
Khác với những năm trước, lễ khai ấn đền Trần năm 2011 sẽ được tổ chức ở cả hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Ấn đền Trần Lễ khai ấn ở Nam Định sẽ diễn ra vào lúc 22h30 ngày 16-2 (tức 14 tháng...
- Khai hội đền Trần 2011 tại Thái Bình
(lehoi.org) - Vào ngày 15/2/2011 (tức 13 tháng Giêng), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã về dự lễ và đánh tiếng trống khai hội đền Trần Thái Bình năm 2011 tại khu di tích lịch sử Quốc gia Đền...
Ghi chú bài viết Thái Thụy gắn quản lý di tích với các hoạt động tổ chức lễ hội
Từ khóa:
Thái Thụy, Thái Bìn hiện có 365 di tích đình, đền, từ, miếu phủ, trong đó có 26 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 73 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Hàng năm,...