Lễ hội đình Voi đá ngựa đá tại Ninh Bình
Làng Cam Giá thuộc xã Ninh Khánh, Hoa Lư ở sát phía Bắc thị xã Ninh Bình. Ở nơi đây có đình voi đá ngựa đá cổ kính. Đình có từ đời Trần, cách đây khoảng năm trăm năm, đình được xây dựng lại quy mô lớn ở thời Hậu Lê, đến nay đã trên ba trăm năm. Trước cửa đình có cây lộc vừng trường tồn đã hơn ba trăm năm tuổi, có bia đá rêu phong ghi công đức của các vị thần Hoàng làng, có 4 voi đá và ngựa đá, mỗi con nặng hàng tấn. Trước cửa đình còn có một hồ sen hình bán nguyệt, đường kính dài tới 60m, mới được dân làng góp tiền công tới 70 triệu đồng để tôn tạo và xây tường hoa bao quanh bờ hồ, ở giữa dựng một quả non bộ “Ngũ hoành sơn” cao hơn 4m… Tất cả đều ở ngay bên lề đường tại Km số 3 quốc lộ 1A đường Ninh Bình-Hà Nội.
Ngoài những cảnh quan, những hiện vật mang đậm dấu tích văn hóa lịch sử bằng vật thể kể trên, thì ở đây còn có một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý đó là lễ hội đình voi đá ngựa đá của làng Cam Giá.
Lễ hội này được tổ chức vào ngày 12 tháng 10 âm lịch hàng năm. Các cụ cao tuổi ở nơi đây cho biết: Lễ hội này nặng về phần lễ và từ xưa đến nay chưa bỏ lễ năm nào. Lễ hội là nhằm nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn nhớ về tổ tiên, biết ơn những người đã có nhiều công đức đối với làng. Đó là các thần hoàng đã được phong sắc. Sắc phong sớm nhất đề ngày 21 tháng 5 Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) cho phép lành tôn thờ Lã Gia là “Thượng đẳng tối linh đại vương” đã có công đức “Bảo dân quốc hùng lược an dân”. Tiếp sau là 2 vị sắc phong thần Hoàng làng đó là Hồng Đức Thái sư Câu mang, người đã có công khai phá đất Cam Giá, giáo dân và truyền dạy chữ nghĩa. Vị thần Hoàng làng thou ba được tôn thờ đó là Quận công Lê Trung Nghĩa. Trong sắc phong ở thời Nguyễn (Tự Đức) có đoạn: “Quận công Lê húy Trung Nghĩa sĩ Lê triều phụ quốc thượng tướng quân tá đô đốc hữu tự mãn Lê triều Cảnh Hưng Cảnh Thịnh”.
Quận công Lê Trung Nghĩa (có họ là Nguyễn được đổi lấy họ vua) vừa là quan lớn của triều đình Lê, lại vừa là rể làng nên làng Cam Giá được ông tặng cho một số ruộng tốt (khoảng 14 mẫu) để lấy hoa lợi gây công quỹ chi phí cho lễ hội hàng năng của làng.
Lễ hội của làng được tổ chức vào ngày 12 tháng 10, nhưng mọi việc chuẩn bị đã diễn ra hàng tuần trước. Chiều ngày 11 và cả đêm hôm đó ở đình đã có cờ quạt, trống phách và tế lễ linh đình. Ở 8 giáp của làng (nay là 5 xóm) hối hả làm đồ cúng lễ nhộn nhịp suốt cả đêm và sáng sớm hôm sau, ngày 12, có 2 đội múa lân của làng, xuất phát từ đình, cờ rong trống mở đi về trụ sở của các giáp (nay thì là các xóm) để rước lễ về đình. Mỗi giáp chuẩn bị 1 kiệu đẹp sơn vàng son, có đặt lễ bên trong và có 4 thanh niên nam nữ mặc quần áo chỉnh tề khiêng kiệu cùng với dân xóm rước kiệu, cờ quạt ra đình để dự lễ. Sau rước lễ là đến phần lễ chính thức. Chủ tế sẽ đọc lại các sắc phong và nêu tiểu sử công đức của các vị tiền bối… Sau đó là tế lễ và dâng hương của nam quan, nữ quan (Ngày xưa thì không có nữ quan). Tiếp theo sau là các giáp sẽ vào tế lễ theo nghi thức cổ truyền. Sau phần lễ là đến phần hội, có diễn trò và các trò chơi dân gian như chọi gà, chơi cờ, cờ người và múa kiếm… Bản thân những công việc chuẩn bị, lễ nghi cũng đã có cả nội dung phần hội.
Các mâm xôi đâm dự thi của các làng
Tất cả 8 giáp ở trong làng đều có phần ruộng công để thu hoa lợi dùng vào việc mua đồ tế lễ hàng năm mà chủ yếu ở đây là mua gạo nếp hương hoa vàng thơm ngon để làm món xôi đâm. Làm xôi đâm khá là công phu. Người ta phải chọn gạo nếp còn mới, hạt trắng bóng, mẩy đều, tinh khiết thơm ngon được ngâm và vo kỹ rồi đem đồ chín đúng độ. Xôi được bỏ vào các thúng tre mới có lót mo cau đã được rửa sạch. Người ta dùng chày đứng dài khoảng 1,5m được làm bằng những khúc tre đực tươi rắn chắc, cứ thế mà đâm, mà thúc, mà lèn thật mạnh vào thúng xôi. Bao giờ hạt xôi dính nhuyễn vào với nhau mà không bứt ra đựơc thì mới dừng. Những người đứng làm công việc này không chỉ khỏe mạnh mà quần áo phải mặc đẹp, gọn gàng và chỉnh tề. Sau khi làm xong, người ta sẽ úp trọn vẹn thúng xôi lên các mâm tròn, rồi dùng kim nhọn để khêu hết các hạt xôi bị đen vàng ra, còn lại mâm xôi đầy đặn, trắng tinh và rất đẹp mắt. Trên mỗi mâm xôi có đặt một thủ lợn hoặc một khổ thịt lợn luộc vuông vắn rồi mới đem lên tế lễ. Sau tế lễ, Ban tổ chức sẽ đi “khám” xôi (chấm giải). Xôi đâm của giáp nào vừa đẹp lại vừa ngon sẽ được thưởng bằng tiền. Sau đó các giáp dùng dao lớn sắt các mâm xôi đâm ra từng phần và từng xuất nhỏ để phân phát về cho các gia đình theo xuất đinh (xưa) và theo hộ gia đình (nay). Mỗi lát xôi đâm trắng mịn, thơm ngon trông giống như những miếng giò lụa, chỉ cần tay sạch, cầm ăn trực tiếp rất đơn giản mà rất ngon lành!
Bản thân những công việc đồ xôi, đâm xôi, đơm lễ, khám xôi (chấm thi) và chia phần bận rộn tíu tít suốt buổi chiều ngày hôm trước đến quá trưa ngày hôm sau đã là sự phô diễn những vẻ đẹp hồn hậu, trong sáng và điêu luyện của cả dân làng góp nên sự hân hoan nồng nhiệt của lễ hội đình Voi đá ngựa đá làng Cam Giá./.
Bài viết về Ninh Bình liên quan
- Tuần du lịch Ninh Bình năm 2018 với chủ để Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An
Tuần du lịch Ninh Bình năm 2018 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" diễn ra từ ngày 9-16/6, là sự kiện du lịch quan trọng lần đầu tiên được tổ chức nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 1050...
- Lễ hội Giáng sinh nhà thờ Phát Diệm tại Ninh Bình
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất, được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam. Hàng năm, vào dịp lễ Giáng sinh, các giáo...
- Lễ hội động Thiên Tôn ở Ninh Bình
Lễ hội động Thiên Tôn được tổ chức vào các ngày mồng 6, 7, 8 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại thị trấn Thiên Tôn, xã Gia Phương, huyện gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Lễ hội động Thiên Tôn ở Ninh Bình Động Thiên...
- Lễ hội làng Yên Vệ ở Ninh Bình
Lễ hội làng Yên Vệ là một lễ hội truyền thống của người dân làng Yên Vệ, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây lại tưng bừng...
-
- Lễ hội Yên Cư ở Ninh Bình
Lễ hội Yên Cư là một trong những lễ hội truyền thống của tỉnh Ninh Bình. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại làng Yên Cư, xã Khánh Cư, Yên Mô, Ninh Bình. Nơi đây có đền...
- Lễ Hội Chùa Địch Lộng ở Ninh Bình
Lễ Hội Chùa Địch Lộng là một lễ hội truyền thống của người dân huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 6 đến mồng 7 tháng Ba âm lịch, người dân Gia Viễn lại tưng bừng mở hội, dâng hương...
- Lễ Hội Chùa Nhất Trụ tại Ninh Bình
Lễ Hội Chùa Nhất Trụ là một trong những lễ hội truyền thống khá nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây lại nô nức mở hội Chù Nhất Trụ. Cổng Chùa...
- Lễ Hội Đền Áp Lãng tại Ninh Bình
Lễ Hội Đền Áp Lãng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân Ninh Bình, được du khách thập phương biết đến nhiều. Đây là một lễ hội khá nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình, thu hút được...
- Lễ hội đền Thái Vi Ninh Bình
Đền Thái Vi nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Đền thờ 4 vị vua đời nhà Trần đó là Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Anh Tông, Trần Nhân Tông, và Hiển Từ Hoàng Thái...
-
- Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư – (xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay hội Cờ Lau) diễn ra hàng năm vào các ngày 6,7,8 tháng 3 âm lịch. Sử sách cho biết: Trong nhiều triều đại phong kiến, lễ hội Hoa...
- Lễ hội chùa Bái Đính - Ninh Bình
Chùa Bái Đính Ninh Bình có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một quần thể công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: ...
- Khai mạc Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2012
(lehoi.org)- Kỷ niệm 1044 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên tại Việt Nam, ngày 29/3 (tức ngày 8/3 Âm lịch) nhân dân...
- Lễ hội cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa lư (thời xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay gọi là hội Cờ Lau) được diễn ra vào các ngày mùng 6, mùng 7 và mùng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội thường được tổ chức...
- Lễ hội đền Thái Vi tại Ninh Bình
Lễ hội đền Thái Vi thường diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/3 âm lịch hằng năm tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là dịp để nhân dân ở Ninh Bình và nhân dân trong cả nước tưởng tới nhớ...
- Lễ hội chùa Bái Đính tại Ninh Bình
(lehoi.org) - Lễ hội chùa Bái Đính được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 6 tết cho đến hết tháng 3, tại xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về với vùng đất...
Ghi chú bài viết Lễ hội đình Voi đá ngựa đá tại Ninh Bình
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội đình Voi đá ngựa đá được tổ chức vào ngày 12 tháng 10 hàng năm, tại làng Cam Giá thuộc xã Ninh Khánh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình....