Phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong Festival hoa 2011

Cộng đồng các tộc Tây Nguyên hiện nay đang lưu giữ nhiều hiện tượng văn hoá độc đáo, với một kho tàng vô giá về các huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, sử thi, luật tục… cùng sự phong phú, đa dạng của nhạc cụ gõ, với một nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc độc đáo như Nhà rông, nhà dài, nhà mồ… mang đặc trưng riêng cho vùng. Tất cả điều này sẽ trở thành điểm nhấn vô giá nếu được phát huy bản sắc trong Festival hoa Đà Lạt 2011.

Địa điểm và lực lượng để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ này là Bảo tàng Lâm Đồng, toạ lạc trên một ngọn đồi biệt  lập rộng khoảng 3 ha ở số 4, Hùng Vương, Đà Lạt, gồm đồi thông, thảm cỏ, vườn hoa và các tiểu cảnh . Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình của Bảo tàng chính là địa điểm lý tưởng để thiết kế không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, mà trung tâm là lễ hội hoa.

Hiện nay, Bảo tàng đang dành khoảng 1/4 diện tích để trưng bày về văn hoá truyền thống của người Mạ, người Cơ Ho, người Chu Ru. Nơi đây đã tái hiện toàn bộ đời sống từ ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí, tang ma của ba tộc người bản địa Tây Nguyên và còn được bổ sung, giải thích bởi nhiều bộ phim tài liệu về các chủ đề như nghề dệt thổ cẩm, nghề rèn sắt, nghề đúc nhẫn bạc, nghề nặn nồi đất và các bộ phim tài liệu về lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới... 

Bảo tàng Lâm Đồng dành khoảng 1/4 diện tích để trưng bày về văn hoá truyền thống của người Mạ, người Cơ Ho, người Chu Ru...
Bảo tàng Lâm Đồng dành khoảng 1/4 diện tích để trưng bày về văn hoá truyền thống của người Mạ, người Cơ Ho, người Chu Ru...

Ngoài phòng trưng bày, Bảo tàng đã xây dựng hai ngôi nhà sàn, trong đó một nhà của người Cơ Ho, một nhà còn lại là của người Mạ. Không gian trong mỗi ngôi nhà đều thể hiện những nét truyền thống, những đặc trưng cơ bản với sắc thái của nếp sống nương rẫy - nếp sống chủ đạo và bao trùm lên toàn bộ các tộc người Tây Nguyên.

Để trở thành một trong những điểm đến của Festival hoa 2011, không gian Bảo tàng cần được đầu tư, trong đó trước hết là cơ bản hoàn thiện đề tài nghệ thuật kiến trúc. Một ngôi nhà trệt của người Mnôngar, vùng ven sông K’rông Nô huyện Đam Rông được đánh giá sẽ đáp ứng được tiêu chí bản sắc văn hoá vùng miền. Ngôi nhà này được xây dựng trên nền đất nện, 8 cột chính được tạc từ lõi gỗ căm xe, cà chí hoặc cẩm lai. Phần chân cột cách mặt đất 1m được gọt đẽo tỉ mỉ theo hình miệng cối giã gạo, tạo nên nét đẹp và sự vững chãi. Gian nhà bếp được dồn về phía cuối của căn nhà và bên trên bếp lửa, người ta làm một kho đựng lúa. Vách lồ ô chạy theo hai mái vòm đầu hồi đã tạo nên một ngôi nhà hình tròn. Mái nhà lợp bằng lá mây và toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà được kết nối hoàn toàn bằng dây mây đã tạo độ dẻo dai, bền chắc cho công trình.

ngôi nhà trệt của người Mnôngar, vùng ven sông K’rông Nô huyện Đam Rông trong khuôn viên bảo tàng.
ngôi nhà trệt của người Mnôngar, vùng ven sông K’rông Nô huyện Đam Rông trong khuôn viên bảo tàng.

Trước mỗi ngôi nhà nơi đây đều dựng cây nêu - biểu tượng độc đáo của lễ hội Tây Nguyên. Mỗi tộc người đều có cách thể hiện thế giới tâm linh riêng của mình trên cây nêu. Đối với người dân nơi đây, tư duy thần bí với tín ngưỡng sơ khai mọi việc xung quanh con người đều có linh hồn đã nhân hoá hiện tượng thiên nhiên tạo ra nghi lễ, tương ứng với mỗi nghi lễ lại có một cây nêu khác nhau. Ví dụ như cây nêu trong lễ cầu mưa, lễ cúng lúa, lễ bỏ mả, lễ cưới, lễ đâm trâu… sẽ được phân biệt bởi các nét khắc tạc, độ cao thấp của cây nêu. Như vậy, cây nêu đẹp nhất thường là cây nêu trong các nghi lễ của cộng đồng. Ở Tây Nguyên, Lễ đâm trâu là một lễ hội lớn và tiêu biểu nhất của người dân nơi đây. Những trang trí trên cây nêu được tô màu không chỉ thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật của người dân mà còn biểu hiện sắc thái riêng của từng tộc người.

Trong dịp này, ngành văn hoá sẽ tuyển chọn đội cồng chiêng đặc sắc nhất của các buôn làng đến tham dự Festival hoa. GS.TS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian Việt Nam cho biết: “Các dân tộc Tây Nguyên có tiềm năng nghệ thuật rất lớn, con người Tây Nguyên là con người có năng khiếu nghệ thuật với một nền nghệ thuật còn tươi mới đậm chất tự nhiên thuần khiết, hồn nhiên và mộc mạc. Nhiều nền nghệ thuật phát triển cao đã đánh mất và nay đang có khuynh hướng tìm trở lại chất tự nhiên ấy. Nhạc cụ gõ của Tây Nguyên thường gắn liền với các chất liệu tự nhiên,rất phong phú và đa dạng như tre, nứa, vỏ bầu, gỗ. Nhạc cụ gõ cũng là hiện tượng âm nhạc hoá âm thanh và tiết tấu của cuộc sống lao động mà đặc trưng là các hoạt động giã gạo chày tay, đàn tơ rưng nước, tơ rưng gió, krông pút… đều có nguồn gốc từ các dụng cụ đuổi thú trên nương rẫy. Trong đó, tiếng cồng chiêng là tiêu biểu. Cồng chiêng có mặt trong hầu hết các nghi lễ cộng đồng và nó đã gắn bó với mỗi con người ở đây từ khi cất tiếng khóc chào đời tới khi nhắm mắt xuôi tay”.

Nhạc cụ gỗ của người dân tộc
Nhạc cụ gỗ của người dân tộc

Không gian văn hóa cồng chiêng mang một giá trị văn hóa vượt trội và đã trở thành kiệt tác truyền khẩu và là di sản phi vật thể của nhân loại. Tại Tây Nguyên, âm thanh cồng chiêng luôn đi liền với nhảy múa nghi lễ. GS.TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Văn hóa âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng tạo văn hóa nghệ thuật ở đỉnh cao của các dân tộc người Tây Nguyên. Đó là sự sáng tạo văn hóa rất độc đáo của cư dân các dân tộc thiểu số nơi đây và cũng là đặc điểm rất cơ bản của vùng văn hóa Tây Nguyên. Mỗi một tộc người nơi đây đều có một hệ thống bài bản cồng chiêng gắn với các hệ thống nghi lễ vòng đời người, chu kỳ vòng đời cây trồng và các nghi lễ văn hóa tâm linh khác. Mỗi dân tộc, thậm chí ở mỗi ngành, mỗi plei, buôn, bon cư dân ở Tây Nguyên đều có những điệu múa riêng mà người nơi khác không dễ dàng biết được. Thường các vũ điệu truyền thống của từng plei, buôn, bon được thực hiện kế tiếp nhau, trên nền của cùng một bài nhạc chiêng hoặc là vài ba bài cùng tính chất”.

Cồng chiêng Tây Nguyên là tài sản tri thức vô giá của nhân loại. Việc tổ chức lễ hội cồng chiêng trong Festival hoa sẽ góp phần gìn giữ, bảo tồn và khôi phục các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng lễ hội. Do vậy, việc tổ chức lễ hội còn nhằm giới thiệu di sản văn hóa Tây Nguyên, tôn vinh các nghệ nhân cồng chiêng đồng thời tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tiếp xúc với tinh hoa văn hóa dân tộc. Đây chính là chiến lược phục hồi, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Theo  Báo Lâm Đồng

Bài viết về Lâm Đồng liên quan

  • Gần 20 tỷ đồng sẽ được đầu tư cho Festival Hoa Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng lần thứ IVẢnh Gần 20 tỷ đồng sẽ được đầu tư cho Festival Hoa Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV
    (lehoi.org) - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã chức một cuộc họp với lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh và Thành phố Đà Lạt thống nhất về việc tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IV. Theo...
  • Rực rỡ Lễ hội đường phố “Hoa và ánh sáng” tại Lâm ĐồngẢnh Rực rỡ Lễ hội đường phố “Hoa và ánh sáng” tại Lâm Đồng
    (lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 30/12/2011 đến hết ngày 03/01/2012 , lễ hội đường phố mang tên “Hoa và ánh sáng” do Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng và Công ty CP CAT Bình Minh - CAT Event tổ chức sẽ trở...
  • Festival Hoa Đà Lạt 2012: Không gian hoa đẹp trên đồi CùẢnh Festival Hoa Đà Lạt 2012: Không gian hoa đẹp trên đồi Cù
    Trong suốt 1 tháng từ 30/12/2011 đến 29/01/2012, t riển lãm “Không gian hoa đẹp” sẽ được diễn ra tại đồi Cù, TP Đà Lạt. Đây l à một chương trình mới trong Festival Hoa Đà Lạt 2012 và cũng...
  • “Không gian hoa đẹp”: Nét mới của Festival Hoa Đà Lạt 2012Ảnh “Không gian hoa đẹp”: Nét mới của Festival Hoa Đà Lạt 2012
    Điểm nhấn và mới lạ của Festival hoa Đà Lạt năm nay sẽ tập trung vào hai chương trình chính là “Không gian hoa đẹp” và Lễ hội đường phố “Hoa và ánh sáng”. Theo thông tin từ BTC, Festival hoa Đà Lạt...
  • Độc đáo nét hoa trước thềm Festival hoa Đà Lạt 2012Ảnh Độc đáo nét hoa trước thềm Festival hoa Đà Lạt 2012
    Dù đến đêm 31/12, Festival hoa Đà Lạt 2012 mới khai mạc thế nhưng những ngày này, sắc hoa đã hiện hữu ở khắp mọi nơi trong thành phố. Trong cái se lạnh đầu Xuân, hình ảnh những con thiên nga hoa bơi trên...
  • Công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà LạtẢnh Công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt
    (lehoi.org)- Mới đây, Bộ VHTTDL vừa công bố thông tin Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt v ới chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên” sẽ diễn ra với 45 sự kiện chính. Trong đó, có 13 sự kiện trực...
  • Festival di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN lần thứ nhất năm 2013Ảnh Festival di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN lần thứ nhất năm 2013
    (lehoi.org) - T ừ ngày 27 đến 31/12/2013, Festival di sản Unesco Việt nam - ASEAN lần thứ nhất năm 2013 được tổ chức tại Lâm Đồng. Đây là một sự kiện lớn được tổ chức nhằm tôn vinh và phát huy các...
  • Rực rỡ sắc màu Festival hoa Đà Lạt 2010Ảnh Rực rỡ sắc màu Festival hoa Đà Lạt 2010
    (lehoi.org) - Từ lâu Đà Lạt đã trở thành thành phố Festival Hoa đầu tiên của Việt Nam. Từ năm 2004 bắt đầu với 800 ha, đến nay thành phố Đà Lạt đã phát triển đến 2.400 giống hoa. Festival Hoa...
  • Lễ hội bắt chồng của người Chu Ru ở Lâm ĐồngẢnh Lễ hội bắt chồng của người Chu Ru ở Lâm Đồng
    Trong những ngày đầu năm mới, khắp các bản làng Chu Ru rộn ràng lễ hội xuân - lễ hội bắt chồng. Như nét văn hóa tồn tại lâu đời, thiếu nữ dân tộc Chu Ru ở Tây Nguyên muốn có chồng phải đi bắt. Vào ban...
  • Tuần lễ âm vang nhạc cụ dân tộc tại Đà LạtẢnh Tuần lễ âm vang nhạc cụ dân tộc tại Đà Lạt
    Tuần lễ âm vang nhạc cụ dân tộc tại Đà Lạt năm 2017 với chủ đề "Âm vang Tây Nguyên" sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 23-27/12 tại khu du lịch Đồi Mộng Mơ, số 5 Mai Anh Đào, phường 8, TP Đà Lạt. Tuần lễ âm vang...
  • Festival hoa Đà Lạt năm 2017Ảnh Festival hoa Đà Lạt năm 2017
    Festival hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 23-27/12 với chủ đề "Hoa Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành". Rực rỡ Festival hoa Đà Lạt Nhắc tới Đà Lạt, mọi người thường nhớ ngay...
  • Lễ cúng Thần Suối ở Lâm ĐồngẢnh Lễ cúng Thần Suối ở Lâm Đồng
    Lễ cúng Thần Suối là một trong những lễ hội quan trọng trong các lễ hội truyền thống của người Mạ ở Lâm Đồng. Lễ cúng Thần Suối được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tạ ơn Thần Nươc đã mang lại...
  • Lễ cúng thần Bơmung tại Lâm ĐồngẢnh Lễ cúng thần Bơmung tại Lâm Đồng
    Lễ cúng thần Bơmung diễn ra trong 3 ngày vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ cúng thần Bơmung là lễ hội truyền thống của người Churu ở Lâm Đồng. Lễ cúng thần Bơmung là nghi lễ cổ truyền của người Churu Trong...
  • Lễ hội văn hóa trà ở Lâm ĐồngẢnh Lễ hội văn hóa trà ở Lâm Đồng
    Lễ hội văn hóa trà ở Lâm Đồng không chỉ nhằm mục đích tôn vinh những người trồng và chế biến trà, quảng bá sản phẩm trà của địa phương, giao lưu hợp tác phát triển nghề trà mà còn góp phần hình thành...
  • Lễ hội đâm châu ở Lâm ĐồngẢnh Lễ hội đâm châu ở Lâm Đồng
    Lễ hội đâm trâu còn được gọi là lễ "Sa-rơpu" được tổ chức trước nhà Rông, nhà cộng đồng hay dưới tán cây cổ thụ trong ánh lửa bập bùng tại chân núi Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng. Đông đảo người dân tham gia...
  • Lễ cúng cơm mới ở Lâm ĐồngẢnh Lễ cúng cơm mới ở Lâm Đồng
    Lễ cúng cơm mới là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào người Mạ, Cơ Ho tại B'lao, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Lễ cúng cơm mới tại Lâm Đồng trùng với ngày Tết Nguyên Đán của...
  • Lễ hội thác Pongour ở Lâm ĐồngẢnh Lễ hội thác Pongour ở Lâm Đồng
    Lễ hội thác Pongour là lễ hội thác nước duy nhất tại Việt Nam được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng Riêng tại thác Pongour, một danh thắng thiên nhiên kỳ vĩ thuộc địa bàn xã Tân Thành, huyện Đức...
  • Festival hoa Đà Lạt tổ chức 2 năm 1 lầnẢnh Festival hoa Đà Lạt tổ chức 2 năm 1 lần
    Festival Hoa Đà Lạt là một sự kiện lễ hội được tổ chức định kỳ hai năm một lần vào cuối tháng 12 dương lịch. Đây là khoảng thời gian mà Đà Lạt có thời tiết đẹp nhất trong năm tại...
  • Đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm giao lưu văn hóa lễ hội các dân tộc tại Lâm ĐồngẢnh Đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm giao lưu văn hóa lễ hội các dân tộc tại Lâm Đồng
    (lehoi.org) - Vừa qua, Công ty Cổ phần Lê Nguyễn (TP HCM) đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận làm chủ đầu tư dự án "Dự án Trung tâm giao lưu văn hóa lễ...
  • Lễ hội Văn hóa trà Bảo Lộc (Lâm Đồng) 2010Ảnh Lễ hội Văn hóa trà Bảo Lộc (Lâm Đồng) 2010
    (lehoi.org) - Trong ba ngày từ ngày 25/12 đến ngày 27/12 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa trà Bảo Lộc - Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2010 tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tôn vinh những cá nhân, doang...
  • Chương trình Lễ hội Văn hóa Trà Lâm Đồng lần III - 2010Ảnh Chương trình Lễ hội Văn hóa Trà Lâm Đồng lần III -  2010
    (lehoi.org) - Vừa qua Ban tổ chức lễ hội Văn hóa trà tỉnh Lâm Đồng lần thứ 3 đã họp báo công bố chương trình lễ hội. Theo đó, Lễ hội trà tỉnh Lâm Đồng lần thứ 3 với chủ đề “Bay xa hương trà B’Lao...
  • Tưng bừng trong đêm khai mạc Lễ hội trà B’LaoẢnh Tưng bừng trong đêm khai mạc Lễ hội trà B’Lao
    (lehoi.org) - Tối qua ngày 25/12, hàng ngàn người từ khắp các ngả đường đã đổ về Quảng trường 28/3, T P . Bảo Lộc để dự đêm khai mạc Lễ hội văn hóa trà tỉnh Lâm Đồng lần thứ...

Ghi chú bài viết Phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong Festival hoa 2011

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong Festival hoa 2011, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Cộng đồng các tộc Tây Nguyên hiện nay đang lưu giữ nhiều hiện tượng văn hoá độc đáo, với một kho tàng vô giá về các huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca...