Lễ Đôl ta tại Kiên Giang
Theo truyền tích xưa, người dân tộc Khmer chọn thời điểm này để tổ chức lễ Đôl ta, vì đây là lúc vụ mùa cày cấy vừa xong, tiết thu mát mẻ và trời đẹp. Mọi người nghỉ ngơi lấy lại sức sau những tháng ngày làm lụng vất vả cực nhọc. Lúc ấy, ngoài cánh đồng văng vẳng tiếng chim kêu. Người dân tộc Khmer gọi đó là “Satt đôn ta” (chim tổ tiên) báo hiệu cho tất cả mọi nhà chuẩn bị cho lễ Đôl ta. Vừa xong mùa vụ, khí hậu mát mẻ, nhìn đồng ruộng xanh tốt, lòng người phơi phới, họ dặn nhau: phải chuẩn bị tốt cho ngày lễ Đôl ta - để cúng ông bà tổ tiên thật chu đáo, thật vui vẻ và ý nghĩa.
Lễ Đôl ta nhằm 4 mục đích là: nhớ đến ông bà, cha mẹ và họ hàng; tập trung anh em, con cháu trong gia đình lại để biếu quần áo, biếu bánh trái cho những người đã có công ơn còn đang sống và làm lễ cầu phước cho những người đã quá cố; đoàn kết giữa những người trong phum sóc với nhau; tổ chức liên hoan vui chơi, gắn bó họ hàng, bè bạn thân thích và gắn bó tình làng xóm để giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Lễ Đôl ta sẽ được tổ chức cụ thể như sau:
Ngày thứ nhất, mỗi gia đình phải dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, trải chiếu, để mùng mền và gối mới lên giường rồi để sẵn một bộ áo quần mới và chư chuẩn bị cho ông bà đi xa mới về nhà. Sau khi chuẩn bị các thứ này xong, họ bày bánh, bày trà và dọn một mâm cơm để 4 cái chén, đốt nhang và đèn rồi mời họ hàng, bà con lối xóm lân cận đến cùng cúng. Sau khi rót 3 lần rượu và trà cúng, những người đứng cúng gắp thức ăn để vào chén, đổ trà rượu vào rồi đem ra sân đổ cạnh hàng rào, để mời “ma quỷ” đưa ông bà họ về nhà ăn và ở lại trong suốt 3 ngày cúng, để đưa giúp ông bà tổ tiên họ trở về lại nơi cũ. Buổi sáng chỉ gọi là “cúng tiếp đón”. Buổi chiều, họ lại cúng linh hồn ông bà, tắm rửa và thay quần áo mới rồi mời linh hồn ông bà cùng đi vào chùa nghe các sư sãi tụng kinh lấy phước, và đi xem hát múa vui chơi cho thoả thích. Những ngày này, trong tình cảm của con cháu, ông bà, tổ tiên họ như hiện diện bên con cháu, nên ai ai cũng phấn chấn.
Lễ Đôl ta tại Kiên Giang ảnh 2
Ngày cúng thứ 2, sau 1 ngày đêm và 1 ngày ở chùa, đến chiều họ lại đưa linh hồn những người quá cố về nhà. Họ cũng làm cơm cúng và mời ông bà ở lại chơi với con cháu thêm một đêm nữa. Ngày thứ 3 là ngày cúng cuối cùng, mỗi gia đình lại dọn lễ vật giống như ngày đầu tiên và họ cũng mời họ hàng, lối xóm đến dự, được gọi là “cúng đưa”. Sau khi làm các thủ tục cúng như ngày đầu, họ bới cơm, gắp thức ăn vào chén, rồi đổ vào thuyền, tàu buồm được họ làm bằng bẹ chuối, làm bằng mo cau để tiễn ông bà về với nơi cũ. Thức ăn này họ chuẩn bị cho ông bà để đi đường. Trên tàu họ treo cờ phướn hình tam giác, khắc hình cá sấu, tắc kè ở đầu và đuôi con tàu để tránh tai nạn dọc đường. Họ còn để thêm bánh trái, lúa, muối, đậu, mè để ông bà và “người” đưa đường ăn được lâu.
Xong xuôi, họ đem chiếc thuyền này thả ở trên sông, hoặc thả ở rạch gần nhà. Sau khi đưa tàu đi, họ tiếp tục mời anh em ở trong gia đình và bà con lối xóm dùng cơm. Bữa cơm thân mật có xen ca hát, tạo không khí vui vẻ, có nhà mời ông lục đến để tụng kinh tạo thêm phần long trọng, kéo dài đến chiều hoặc đến tối kết thúc 3 ngày lễ Đôl ta.
Lễ Đôl ta tại Kiên Giang ảnh 3
Ngày nay, trong mối quan hệ xã hội rộng rãi và đoàn kết lâu bền giữa 3 dân tộc Kinh- Khmer- Hoa, lễ Đôn ta của người đồng bào dân tộc Khmer anh em, đồng bào Kinh, Hoa trong các xóm, ấp, phum, sóc lân cận cũng được mời đến để chung vui, càng thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm trong tinh thần toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Lễ Đôl ta giống như lễ Vu lan đều được xem là nét đẹp về lòng hiếu thảo, tri ân của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đang sống và đã mất.
Bài viết về Kiên Giang liên quan
- Lễ hội kỷ niệm 142 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang
(lehoi.org) -Trong ba từ ngày 3 đến ngày 5/10, Lễ hội kỷ niệm 142 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã diễn ra đúng vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội...
- Tổ chức Lễ hội “Năm văn hoá, du lịch Hà Tiên lần thứ III
(lehoi.org) - UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đã lên kế hoạch chuẩn bị cho “Lễ hội Năm văn hóa, du lịch thị xã Hà Tiên lần thứ III năm 2010”. Theo đó, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 29/12/2010 - 3/01...
- Khai mạc tuần lễ Phật đản tại Kiên Giang
(lehoi.org) - Ngày 10/5 (tức mùng 8/4 âm lịch), lễ mạc tuần lễ Phật Đản PL. 2555 - DL. 2011 đã diễn ra tại tịnh xã Ngọc Sơn, Tp. Rạch Giá (Kiên Giang). Với chương trình...
- Lễ hội kỷ niệm 143 năm ngày sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
N gày 23/9, Lễ hội kỷ niệm 143 năm ngày sinh anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sẽ được khai mạc tại TP.Rạch Giá (Kiên Giang). Đến ngày 24/9, các nghi lễ thượng đại kỳ, tế đàn cả, thỉnh sắc...
-
- Long trọng Lễ hội Nguyễn Trung Trực 2011 tại Kiên Giang
(lehoi.org)- Kéo dài từ ngày 23/9 đến ngày 25/9 (tức ngày 26 - 28/8 âm lịch), Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2011 đã được tổ chức rất quy mô, chu đáo và chuyên nghiệp hơn so với mọi năm...
- Nhộn nhịp hội đua thuyền xứ Lệ tại Kiên Giang
Cứ đến dịp Quốc khánh 2.9 hàng năm, trên sông Kiến Giang ở H.Lệ Thủy (Quảng Bình) lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống toàn huyện mừng tết Độc lập. Đây là lễ hội có từ lâu...
- Long trọng lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2012
(lehoi.org)- Từ ngày 11 đến 13/10/2012 (tức từ ngày 26 đến 28/8 âm lịch), lễ hội kỷ niệm 144 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sẽ được tổ chức tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố...
- Chuẩn bị Lễ hội kỷ niệm Ngày mất Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng tại Kiên Giang
(lehoi.org) - UBND huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang v ừa qua đã tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức “Lễ hội kỷ niệm 51 năm Ngày hy sinh cùa Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng”. Theo đó, Lễ kỷ niệm...
- Khai mạc Lễ hội Năm Văn hóa - Du Lịch và kỷ niệm 277 năm Tao đàn Chiêu Anh Các tại Kiên Giang
( lehoi.org) - Vào tối ngày 23/2, UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức khai mạc Lễ hội Năm Văn hóa - Du Lịch và kỷ niệm 277 năm Tao đàn Chiêu Anh Các (1736-2013). Đây là hoạt động nhằm...
-
- Lễ hội kỷ niệm 145 năm ngày mất của Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang
(lehoi.org) - Từ 30/9 - 02/10/2013 (tức ngày 26 - 28/8 Âm lịch), lễ hội truyền thống kỷ niệm 145 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1868 - 2013) đã được tổ chức trọng thể...
- Tưng bừng chuẩn bị cho Ngày hội VHTTDL dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang
(lehoi.org) - Nhằm bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, từ ngày 14-18/11, Ngày hội VHTTDL dân tộc Khmer lần thứ VII năm 2013 sẽ được...
- Khai mạc lễ hội Chị Sứ năm 2015 tại Kiên Giang
(lehoi.org) - Từ ngày 7 đến 9/1/2015, lễ hội Chị Sứ kỷ niệm 53 năm ngày hy sinh của người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng (còn gọi là Chị Sứ) đã diễn ra long trọng và hoành tráng tại...
- Lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu tại Kiên Giang
(lehoi.org) - Lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu được tổ chức hàng năm vào tháng 5 âm lịch, tại thị xã Hà Tiên, Kiên Giang. Lễ hội này thu hút được đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân tham gia, khơi dậy...
- Lễ Ok om bok tại Kiên Giang
(lehoi.org)- Ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm là ngày cuối của mùa mưa và cũng là thời gian thu hoạch hoa màu, trong đó có lúa nếp. Vào đúng ngày này đồng bào dân tộc Khmer lại tổ chức một lễ lớn gọi...
- Lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang
(lehoi.org)- Lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực là một lễ hội có qui mô lớn được tổ chức hàng năm vào các ngày 26, ngày 27 và ngày 28 tháng 8 âm lịch, ở tại thành phố Rạch Giá. Lễ hội thu...
Ghi chú bài viết Lễ Đôl ta tại Kiên Giang
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Đôl ta được tổ chức hàng năm vào ngày 30 tháng 8 âm lịch. Lễ được tổ chức để nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông, bà, cha, mẹ những người đă...