Hội đánh pháo đất Vĩnh Bảo tại Hải Phòng
Tương truyền, cuộc thi đánh pháo đất này được tổ chức lần đầu tiên vào năm giữa thế kỷ thứ I sau Công Nguyên. Pháo đất Vĩnh Bảo gồm có 2 loại: pháo đập úp và pháo tung, pháo tung ngắn hơn pháo đập úng.
Đất được dùng để làm pháo được lấy từ đáy sông, loại đất này đã được gạt hết một lớp bùn từ chiều ngày hôm trước, được phơi cho se mặt. Sáng ngày hôm sau sẽ lấy chày hoặc tay để luyện đất. Luyện nhào cho tới khi nó dẻo lại giống như kẹo, nhuyễn như bột dùng để làm bánh, từ màu đen sẽ chuyển sang màu hồng mịn, khi óng ánh như sáp thì đã đạt thành công và chuyển sang giai đoạn làm pháo. Pháo được nặn theo hình khối chữ nhật, miệng hình tròn hoặc hình chữ nhật, trong đó có đặt " cạnh pháo " là một thoi đất dài và mềm, nối hai thành pháo với nhau.
Dân làng ai muốn tham gia đánh pháo đều có thể tham gia, nhưng đa phần là những chàng trai và người ta sẽ chia những người tham dự cuộc thi thành nhiều "cỗ pháo". Mỗi cỗ pháo gồm 3 đên 4 người, mỗi nhóm được nhận từ 25-30 kg đất để thi làm pháo nhanh. Đất được dàn đều lên khuôn. Đầu tiên người ta sẽ làm cánh pháo, sau đó sẽ bấu một "mép" - chỗ mỏng nhất của cánh pháo - để khi tung lên cánh pháo sẽ mở ra. Đồng thời còn làm các "nắm kế" - nắm đất có hình tròn như quả cam - để giữ cho cánh pháo không bị rã ra. Chuốt bụng của pháo, xem lại cánh pháo và thế là đã hoàn thành một chiếc pháo. Chiếc pháo đất nằm một cách oai vệ trên mười nắm kê, trông giống như một cỗ xe 10 bánh.
Lễ hội đánh pháo ở Vĩnh Bảo là một lễ hội độc đáo của người dân Hải Phòng
Khi vào cuộc thi, ông quản pháo cũng là người có uy tín nhất trong các lần hội đánh pháo đất sẽ thúc một hồi trống dài. Tiếng trống vang lên rộn rã, các cỗ pháo cũng lần lượt được đưa ra sân bãi bằng phẳng giữa tiếng vỗ tay và reo hò của người xem. Mỗi một cỗ pháo sẽ chọn một người có vóc dáng cao tớn, to khỏe nhất vào thi, số người còn lại sẽ đứng bên cạnh để nâng pháo. Đầu tiên là tung pháo. Người dự thi sẽ nhận pháo của bạn để củng cố, sau khi nâng pháo lên ngang mặt một đoạn thì xoay thật mạnh hai tay rồi tung pháo lên, sao cho tung càng lêncao càng tốt và đảm bảo rằng pháo không bị chao đảo. Sau 3 lần tung quả pháo lên cao như vậy thì chuyển sang phần thi 3 lần đập úp 3 quả pháo khác. Người dự thi sẽ nâng pháo lên ngang ngực rồi đâp úp thật nhanh đêt quả pháo rơi xuống mặt đất, miệng pháo rơi thật nhanh và mạnh xuống mặt bãi bằng phẳng rắn chắc, lúc đó không khí trong lòng quả pháo sau khi bị nén lại sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất trong lòng quả pháo so với bên ngoài thân pháo, làm cho cả hộp pháo mỏng bị vỡ tung ra và phát ra tiếng nổ rất lớn. Khi tung pháo lên hay đập úp pháo xuống thì cánh pháo được làm bằng đất mềm cũng theo thành pháo mà vỡ toang ra và mở ra theo chiều dài, thông thường là trên dưới một mét, có khi dài tới 2 mét, xoắn lại và nằm vắt ngang qua thân pháo. Pháo nổ càng to thì cánh pháo càng mở dài ra, càng nói lên nghệ thuật cao và sự khỏe mạnh của người đánh pháo ,đồng thời thể hiện kỹ thuật giỏi của những người làm pháo. Ban tổ chức sẽ cộng chiều dài của cánh pháo của cả 3 lần tung pháo và 3 lần đập pháo để xếp giải.
Bài viết về Hải Phòng liên quan
- Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
- Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
- Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
-
- Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
- Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
- Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
- Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
- Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
-
- Lễ hội chợ Xưa ở Hải Phòng
Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
- Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
- Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
- Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
- Lễ hội đền Bà Lê Chân
Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
Ghi chú bài viết Hội đánh pháo đất Vĩnh Bảo tại Hải Phòng
Từ khóa:
Nếu bạn có dịp về Vĩnh Bảo, tp Hải Phòng vào mùa thu, bạn sẽ được chứng kiến một lễ hội làng truyền thống vô cùng đặc sắc, lễ hội đánh pháo đất. Hội thi...