Lễ hội đình Cậy tại Hải Dương
Lễ hội này dưới thời phong kiến thường được tổ chức vào ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch. Hai làng Kệ Gián và Hương Gián thường tổ chức hội thi bơi chải. Hội thi bơi chải này được bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: sau khi Vua Hùng thứ 18 đánh thắng nhà Thục đã lấy ngày mồng 10 tháng 3 làm ngày giỗ tổ Hùng Vương. Vào ngày hôm đó, tất cả các Lạc tướng, Lạc hầu đang trị vì tại các địa phương đều quay trở về kinh đô Phong Châu tại tỉnh Vĩnh Phúc để tham dự lễ hội.
Bảo Phúc Đại vương là một vị tướng dưới thời vua Hùng, lúc này ông đang đóng quân ở Hương Gián, Kệ Gián cũng phải lên đường trở về kinh dự lễ. Ngày mồng 9/3 dân làng đã mở hội đua thuyền để đưa tiễn ngài về kinh. Từ đó trở về sau, cứ vào ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhân dân làng Kệ Gián và Hương Gián lại cùng nhau tổ chức lễ hội thi bơi chải nhằm tưởng nhớ tới sự kiện lịch sử này.
Trước kia, đội hình đua thuyền thường được tổ chức theo từng xóm; Hai thôn có tất cả 6 xóm sẽ có 6 thuyền đua. Mỗi thuyền đua sẽ có 18 người đều nam giới mặc đồng phục, không qui định về tuổi tác, gồm 1 người cầm mõ, 1 người cầm cờ, 1 người cầm lái, 1 người tát nước, 1 người thổi tù và 13 tay chèo (1 người chèo mũi); hai bên mạn thuyền mỗi bên sẽ có 6 tay chèo. Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên các xóm không thể tự đóng hoặc tự mua sắm được thuyền đua nên mỗi năm đến kỳ lễ hội thì các xóm đều phải đi thuê thuyền đua từ các nơi khác, nhưng chủ yếu là thuê của làng Quát (thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc). Đường bơi dài khoảng 1,5km. Điểm xuất phát là từ cây đa Đống ếch (cách cây cầu Cậy ngày nay khoảng 500m về hướng đông), ngược dòng sông Kẻ Sặt đi về phía tây đến hết địa phận làng Cậy, các thuyền bơi sẽ bơi 3 vòng. Đội của xóm nào giành được giải nhất thì làng đó sẽ thưởng cho một buổi tối hát chèo. Các xóm không đạt giải thì phải đi xem nhờ, việc treo giải như vậy cũng đã tạo nên không khí ganh đua trong hội đua thuyền, các xóm đều quyết tâm giành được giải trong các kỳ thi bơi chải.
Lễ rước kiệu thánh của lễ hội đền Cậy tại Hải Dương
Từ ngày di tích đình Cậy được nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia, lễ hội tại đình Cậy lại được phục hồi và được chính quyền, nhân dân xây dựng quy chế chung để tổ chức lễ hội, lễ hội thi bơi chải được thống nhất lồng ghép vào lễ hội kỷ niệm ngày sinh là mồng 10 tháng 2 và 2 năm mới được tổ chức thi bơi chải một lần.
Lễ hội được tổ chức trong vòng 7 ngày:
Từ sáng ngày 10 tháng 2 làm lễ mở cửa đình, lễ bao sái đồ thờ, chồng kiệu vào đình để làm các bước chuẩn bị cho lễ rước. Trong khi rước kiệu, đội múa lân sẽ dẫn đầu đoàn, tiếp theo là đội mang cờ thần và quốc kỳ, tiếp theo nữa sẽ đến đoàn các em học sinh, rồi đến đội nhạc của hội Cựu chiến binh, tiếp đến là đoàn rước kiệu thánh, rồi đoàn kiệu lục lộ, tới kiệu long đình... Những người được chọn để khiêng kiệu không cần phải qua lựa chọn hoặc qua tục cắt phù giá như trước đây mà là để giao cho các đoàn thể (chủ yếu vẫn là Đoàn thanh niên) và các xóm sẽ tự lựa chọn. Thành phần đội tế cũng được thay đổi, hội Phụ lão của xã sẽ cử ra một đội tễ lễ, những người từ 50 tuổi trở lên không chịu tang cha, mẹ hoặc vợ (trước kia là kiêng 3 năm, nay chỉ kiêng có 1 năm). Trước đây, chỉ có đội tế lễ nam, ngày nay có cả đội tế lễ nữ. Ngày nay, cơ chế thị trường đã có nhiều thay đổi, con em làng Cậy có nhiều người đi làm xa không thể về quê dự lễ hội. Vì vậy, số lượng người tham gia lễ rước cũng ít hơn, chỉ bằng một nửa của thời Phong kiến.
Sáng ngày 11 tháng 2, Ban tổ chức lễ hội sẽ cử hành lễ dâng hương tại đình, sau đó họ sẽ ra dâng hương tại khu nghĩa trang liệt sỹ của xã. Ngoài ra, buổi sáng họ còn tổ chức tế thần tại đình làng, buổi chiều sẽ rước tập ngơi từ đình về nghè. Toàn bộ đồ rước sẽ được để lại tại nghè một đêm, hôm sau sẽ cử hành tế công đồng.
Ngày 12 tháng Hai, buổi sáng sẽ tổ chức lễ tế công đồng tại nghè, buổi chiều cử hành lễ rước Thánh từ nghè trở về đình. Buổi tối có tổ chức hát chèo ngay tại sân đình.
Ngày 13 tháng Hai, buổi sáng chuẩn bị các công việc liên quan cho hội bơi chải, buổi chiều tổ chức hội thi bơi chải. Buổi tối lại tiếp tục mở hội hát chèo tại sân đình.
Ngày 14 tháng Hai, ban ngày nhân dân trong thôn sẽ tiếp tục về đình và nghè để dâng hương. Buổi chiều sẽ tổ chức tế lễ nữ tại đình. Buổi tối lại tiếp tục hát chèo.
Ngày 15 tháng Hai, bà con lại tiếp tục ra dâng lễ tại đình và nghè, tổ chức một số trò chơi dân gian vui như: đi cầu thùm, chọi gà...
Ngày 16 tháng Hai, buổi chiều sẽ tổ chức lễ tạ, cất đồ thờ rồi đóng cửa đình, kết thúc lễ hội.
Lễ hội đình Cậy tại Hải Dương vẫn còn giữ được những phong tục cổ truyền như: Tế, lễ, rước kiệu... Lễ hội này còn bảo lưu được một số loại hình văn hóa dân gian như: Hát chèo, bơi chải...
Bài viết về Hải Dương liên quan
- Lễ hội vải thiều Thanh Hà tỉnh Hải Dương lần đầu tiên
Lễ hội vải thiều Thanh Hà lần đầu tiên dự kiến tổ chức cuối tháng 5 với khoảng 600 khách mời. Lễ hội vải thiều Thanh Hà là cơ hội để quảng bá, giới thiệu đặc sản địa phương; qua đó thúc đẩy giao lưu,...
- Hội chùa Thanh Mai tỉnh Hải Dương
Chùa Thanh Mai (xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Hội chùa...
- Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh tại Hải Dương
Lễ hội Quan Lớn Tuần Tranh là lễ hội lớn, tổ chức dài ngày có tục xiên đình độc đáo trong đám rước và hát chầu văn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự hội. Đặc biệt, lễ hội Quan...
- Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương
Đền Quát là đền thờ Yết Kiêu, anh hùng chống giặc ngoại xâm thời nhà Trần. Yết Kiêu đã sử dụng tài bơi lặn để đục thuyền quân xâm lược, giúp nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dân làng chài...
-
- Hội đền Gốm tại Hải Dương
Hội đền Gốm diễn ra liên tục 7 ngày đêm từ 13-21/8 âm lịch tại xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền Gốm thờ tướng Trần Khánh Dư - người có công lớn đánh chìm toàn bộ thuyền lương của quân...
- Lễ hội Xuân - giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê Hải Dương
Lễ hội Xuân- giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê (hay còn gọi là Lễ hội đình làng Châu Khê) là một hội làng diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng riêng hàng năm tại đình làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình...
- Khai hội Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2014
(lehoi.org)- Ngày 15/2/2014 (tức ngày 16 tháng Giêng), Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 đã chính thức khai hội. Khai hội CÔn Sơn - Kiếp Bạc 2014 Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 diễn ra từ ngày...
- Khai mạc lễ hội truyền thống mùa xuân Văn miếu Mao Điền, Hải Dương
(lehoi.org)- Sáng ngày 10/3 (tức ngày 18/2 Âm lịch), nhân dân huyện Cẩm Giàng, Hải Dương tưng bừng khai mạc lễ hội mùa xuân Văn miếu Mao Điền nhằm tôn vinh truyền thống hiếu...
- 100% lễ hội sẽ được quy hoạch đến năm 2020
(lehoi.org) - Ngày 19/7, tại số 1 Nguyễn Hữu Cầu (Tp Hải Dương) Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VHTTDL) đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo góp ý Quy hoạch tổng...
-
- Đại lễ tưởng niệm 721 năm ngày mất của Đức Thánh Trần tại lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc
Điểm nhấn của các sinh hoạt văn hóa tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương là lễ hội quân đặc sắc trên sông Lục Đầu. Trong Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đang diễn ra tại thị xã Chí Linh...
- Tưng bừng hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc
(lehoi.org)- Mở màn cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, trong hai ngày 4,5/3/2015, hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy lần thứ VI đã tưng bừng diễn ra tại sân ngoại chùa...
- Liên hoan pháo đất tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2015
(lehoi.org)- Sáng ngày 6/3, Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương mở rộng lần thứ V năm 2015 đã tưng bừng diễn ra với sự tham dự của hơn 130 pháo thủ đến từ 5 xã: An Đức, Ninh Hòa...
- Rộn ràng Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010
(lehoi.org) - Từ ngày 28/2-2/3 (tức ngày 15-17/1 âm lịch), Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010 được tổ chức với quy mô lớn và hoành tráng chưa từng có tại khu di tích Côn Sơn thuộc xã Cộng...
- Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đón mừng Đại lễ
Theo ông Đặng Việt Cường, Giám đốc Sở VHTTDL Hải Dương, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay diễn ra ngay trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vì vậy tỉnh chủ trương...
- Tưng bừng lễ khai hội mùa thu Kiếp Bạc-Côn Sơn 2010
Sáng ngày 23/9 (tức ngày 16/8 Âm lịch), Lễ khai hội mùa Thu Kiếp Bạc-Côn Sơn năm 2010 và lễ dâng hương tưởng niệm 710 năm (1300-2010) ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn...
Ghi chú bài viết Lễ hội đình Cậy tại Hải Dương
Từ khóa:
Cứ đến ngày 22 tháng Hai âm lịch hàng năm, lễ hội đình Cậy tại xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương lại tưng bừng và nhộn nhịp . Đây là hoạt...