Tết Rằm tháng bảy của người Tày tại Bắc Kạn

Thời gian: 14/7- 15/7 Âm lịch
Cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, đồng bào người Tày tại khắp các bản làng của Bắc Kạn lại náo nhiệt chuẩn bị cho cái tết lớn thứ hai của họ sau tết Nguyên Đán: Tết Rằm tháng bảy (đồng bào người Tày gọi là Tết Slip slí).

Vào ngày Xá tội vong nhân (Tết Vu Lan) của người Kinh, người dân tộc Tày sẽ ăn Tết Rằm tháng bảy, ngoài ý nghĩa để thờ cúng tổ tiên, cúng cho các vong hồn, đây còn là dịp để các thành viên trong gia đình gia đình, dòng họ xum họp, và là dịp để con cái thể hiện lòng biết ơn, bày tỏ lòng hiếu thuận đối với bậc sinh thành.

Người Tày tổ chức hội Rằm tháng bảy
Người Tày tổ chức hội Rằm tháng bảy

Vào ngày này, đồng bào dân tộc Tày sẽ gác lại tất cả các công việc khác, và tập trung chuẩn bị cho ngày tết. Phiên chợ ngày trước tết thường diễn ra náo nhiệt hơn so với ngày bình thường, ở các mặt hàng đặc trưng như: đỗ xanh, lá bánh, củ chuối rừng…và một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết rằm tháng bảy đối với người Tày đó là thịt Vịt.

Theo tục lệ, cứ đến ngày rằm tháng bảy, người Tày ở Bắc Kạn sẽ làm các món ăn như: bánh chưng nhân cá lá gừng, bánh “Pẻng Tải”, thịt vịt, làm bún tươi…để thờ cúng tổ tiên và cúng các vong hồn, để cầu chúc sức khỏe, an lành sẽ đến với tất cả các thành viên trong gia đình và dòng họ.

Hội khu cù tê
Hội khu cù tê

Cách làm bánh Pẻng Tải giống với cách làm bánh gai của người Kinh. Bánh được làm từ bột của giống gạo nếp thơm dẻo nhất, được trộn với củ chuối rừng hay lá gai đã được băm nhỏ, và nấu kỹ. Dùng lá chuối rừng tươi hơ nóng cho lá mềm, rồi đặt 2 chiếc bánh được nặn tròn bằng cái chén cuộn vào cùng một lá. Bánh được đồ xong, sẽ đem cúng tổ tiên, còn lại sẽ đem treo lên sào để ăn dần. Rằm tháng bảy của người Tày còn có bánh chưng (còn gọi là Pẻng Hó). Bánh Chưng của người Tày được gói bằng lá dong rừng, có nhân là cá chép, và lá gừng tươi. Ngoài Pẻng Hó, Pẻng Tải, làm bún…, Tết Rằm tháng bảy, đồng bảoTày còn ăn thịt Vịt. Những con vịt ngon và béo nhất đàn sẽ được bắt thịt để dâng lên tổ tiên, và thổ địa… để cầu những điều may mắn và tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

Bà con người tày đi chợ ngày Rằm tháng 7
Bà con người tày đi chợ ngày Rằm tháng 7

Cũng trong những ngày hội này, đồng bào dân tộc Tày còn có phong tục: Con rể của gia đình sẽ mang một đôi vịt để  biếu bố mẹ vợ để tỏ lòng biết ơn, hiếu thuận và kính trọng đối với người đã dưỡng dục vợ mình. Ngày 14, 15 tháng bảy, các thành viên trong đại gia đình sẽ quây quần cùng nhau và cùng ăn bữa cơm sum họp. Đây là một nét văn hóa phong phú của người Tày, thể hiện tình cảm, tình yêu thương, sự gắn bó và lòng hiếu thuận của con cái đối với bậc sinh thành.

Các món ăn trong mâm cỗ ngày Rằm tháng 7
Các món ăn trong mâm cỗ ngày Rằm tháng 7

Đến với các bản làng của người Tày tại Bắc Kạn trong những ngày rằm tháng 7 này, du khách thập phương sẽ có cơ hội được hòa mình vào không khí đầm ấm, vui vẻ của bà con nơi đây. Khách thập phương sẽ cùng ngồi ăn những món ăn đặc trung của vùng núi rừng Bắc Kạn như món măng nhồi thịt, thịt vịt xào măng, trám kho cá…

Qua thời gian, Tết Rằm tháng bảy của đồng bào người Tày ở Bắc Kạn vẫn giữ gìn được những nét đẹp truyền thống từ xa xưa. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Tày cần phải gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Bài viết về Bắc Kạn liên quan

  • Bắc Kạn dẹp trò leo cây chuối trong lễ hội xuân sau khi nam thanh niên ngã trọng thươngẢnh Bắc Kạn dẹp trò leo cây chuối trong lễ hội xuân sau khi nam thanh niên ngã trọng thương
    Tại hội xuân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, nam thanh niên liều mình leo cây chuối giành phần thưởng 150.000 đồng bị ngã trọng thương. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã chặt...
  • Lễ hội Mù Là tại Bắc KạnẢnh Lễ hội Mù Là tại Bắc Kạn
    Lễ hội Mù Là là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông diễn ra trong hai ngày 3-4 tháng giêng âm lịch hàng năm. Mù Là là địa danh nổi tiếng, cơ sở cách mạng đầu tiên của...
  • Lễ trưởng thành của người Sán Chỉ tỉnh Bắc KạnẢnh Lễ trưởng thành của người Sán Chỉ tỉnh Bắc Kạn
    Cũng giống như một số dân tộc thiểu số khác ở nước ta, đến nay người Sán Chỉ ở Bắc Kạn vẫn lưu giữ tập tục tổ chức lễ trưởng thành cho con trai khi bước vào độ tuổi từ 10-16. Chỉ khi thực hiện xong lễ...
  • Hội chợ truyền thống Xuân Dương tỉnh Bắc KạnẢnh Hội chợ truyền thống Xuân Dương tỉnh Bắc Kạn
    Đã trở thành thông lệ, hàng năm hội chợ truyền thống Xuân Dương chỉ họp một ngày duy nhất vào ngày 25 tháng 3 âm lịch. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao đang...
  • Hội xuân hồ Ba Bể tỉnh Bắc KạnẢnh Hội xuân hồ Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
    Hội xuân hồ Ba Bể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày, Mông, Dao được tổ chức ngày 9 và 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Hội xuân hồ Ba Bể hàng năm thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương tham...
  • Lễ hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc KạnẢnh Lễ hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn
    Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn có một truyền thuyết rất cảm động về tình yêu đôi lứa. Ngày xưa, ở thôn Pác Sen, có hai vợ chồng thương yêu nhau hết mực. Khi mùa vụ sắp tới, vợ chồng cùng nhau ra...
  • Rộn ràng hội xuân thị xã Bắc KạnẢnh Rộn ràng hội xuân thị xã Bắc Kạn
    Ngay từ sáng sớm, già trẻ, gái trai trên khắp các nẻo đường nô nức cùng nhau đi hội xuân. Hội xuân thị xã Bắc Kạn năm nay thu hút đông đảo người dân trong vùng và các địa phương lân cận...
  • Tưng bừng Lễ hội xuân Ba Bể tại Bắc KạnLeHoi.info
    (lehoi.org)- Lễ hội xuân Ba Bể, lễ hội xuân lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn đã tưng bừng khai mạc tại bãi Bó Lù, xã Nam Mẫu với sự tham gia của đại diện chính quyền tỉnh và đông đảo...
  • Rộn ràng lễ hội Lồng Tồng tại Bắc KạnẢnh Rộn ràng lễ hội Lồng Tồng tại Bắc Kạn
    (lehoi.org) - Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là lễ xuống đồng)- là lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức nhằm...
  • Pác Nặm nhiều lễ hội xuân đã được tổ chứcẢnh Pác Nặm nhiều lễ hội xuân đã được tổ chức
    Trong những ngày đầu xuân tại các địa phương ở trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đang nô nức với các lễ hội đầu năm. Các hoạt động này đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi để chuẩn bị bước...
  • Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”Ảnh Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”
    (lehoi.org)- Ngày 1/11, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức buổi Họp báo giới thiệu chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc...
  • Khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”Ảnh Khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”
    (lehoi.org)- Tối 7/11/2011, Lễ khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” đã được tưng bừng tổ chức tại Quảng trường Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn với nhiều tiết mục biểu diễn văn...
  • Vui hội Lồng Tồng Hà Vị tại Bắc KạnẢnh Vui hội Lồng Tồng Hà Vị tại Bắc Kạn
    (lehoi.org)- Ngày 11 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 2/2/2012) tại cánh đồng Nà Phả, thôn Nà Cà, tỉnh Bắc Kạn, người dân trên địa bàn huyện Bạch Thông lại tưng bừng tổ chức lễ hội Lồng Tồng...
  • Nô nức trẩy hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc KạnẢnh Nô nức trẩy hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn
    (lehoi.org)- Hàng năm, cứ vào ngày 25/3 âm lịch, hội Chợ tình Xuân Dương (Bắc Kạn) lại được tổ chức trong không khí náo nhiệt. Những người đến đây để ôn lại những kỷ niệm cũ, mong tìm...
  • Hội xuân Ba Bể - Bắc Kạn 2012Ảnh Hội xuân Ba Bể - Bắc Kạn 2012
    (lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, cứ vào mùng 10 và 11 tháng Giêng hàng vạn người dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn và du khách thập phương lại nô nức trảy hội xuân Ba Bể. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất...

Ghi chú bài viết Tết Rằm tháng bảy của người Tày tại Bắc Kạn

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Tết Rằm tháng bảy của người Tày tại Bắc Kạn, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, đồng bào người Tày tại khắp các bản làng của Bắc Kạn lại náo nhiệt chuẩn bị cho cái tết lớn thứ hai của họ sau tết Nguyên...