Lễ hội “Rước nước” ở làng Bồng Thượng tại Thanh Hóa

Thời gian: 27/2- 30/2 Âm lịch

 
 

(lehoi.info)- Bồng Thượng là một trong những làng cổ của xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Làng Bồng Thượng có rất nhiều lễ hội lớn in đậm truyền thống văn hóa còn lưu giữ cho đến ngày nay. Trong đó có lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân diễn ra từ ngày 27 đến hết ngày 30 tháng 2 (âm lịch) hàng năm.

Độc đáo lễ hội “Rước nước” ở làng Bồng Thượng
Độc đáo lễ hội “Rước nước” ở làng Bồng Thượng

Buổi tối ngày 27 tháng 2 (âm lịch) khi làng xóm đã lên đèn thì tại chùa Báo Ân và bến sông Mã (bến đò Hoành) thì mọi người đèn nến sáng trưng cả một vùng sông nước. Những chiếc thuyền (chiếc bè) đã tập kết ở trên sông. Sau lời tuyên bố của người già làng thuyền, bè, người được chở lướt trên mặt sông đến giữa dòng nước biếc được gọi là vụng Quần Tiên. Thuyền hạ cây nêu ở giữa dòng sông gió lộng đèn nến lung linh. Giữa vùng ở cạnh cây nêu đặt một cây đèn to sáng hắt lên sông. Đoàn người vừa chèo thuyền vòng quanh cây nêu vừa hát. Giữa đêm xuân tháng 2, gió mát nhè nhẹ đưa lên từng gương mặt mỗi con người, những giọng hát văn, trống quân và hát đối đáp ngân lên vang vọng một khúc sông: Những chiếc đèn hoa sen được thả bạt ngàn ở trên sông (đoạn sông thả đèn trong vụng Quần Tiên có nhiều đá ngầm nên nước ở đây xoáy nhẹ chạy quanh rồi mới theo dòng xuôi về biển. Đứng phía trên dòng sông nhìn những đèn hoa sen hàng hàng lung linh sáng lập lờ trên sông nước về xuôi thật là đẹp - Một cái đẹp thanh cao tao nhã và thơ mộng. Đó chính là hội “Hoa đăng” trong lễ hội. Từ vịnh thuyền (hoặc bè) trở về đến bến Báo Ân hát bài hát dâng trên bến cô Ba, lên bờ lên tháp Viên Quang, vào chùa, bái phật, tạ Mẫu). Sau hội “Hoa đăng” từ 22 giờ đêm đến 24 giờ đêm có lễ “Mục Dục” tại chùa (lễ tắm gọi là Mẫu).

Lễ vật được đoàn mang theo khi đi rước nước
Lễ vật được đoàn mang theo khi đi rước nước

Buổi sáng ngày 28 tháng 2 âm lịch là lễ chính ở chùa Báo Ân đó là lễ hội “Rước nước”. Đoàn người được phân công chuẩn bị, ăn mặc lễ hội “Kiệu Mẫu” qua ngõ Vạn, lên ngõ Chùa, qua Nghè Vẹt lên chân núi Báo qua nền Trời đất, sang khe Mang cá đến nền “Rước bóng” trở về chùa.

Đoàn người rước kiệu Mẫu xong  là sẽ đến phần “Rước nước”, ở trên bến Báo Ân đã tập kết 5 chiếc thuyền. Thuyền đi đầu là thuyền Rồng lớn được gọi là thuyền Phật lấy nước. Thuyền thứ 2 là thuyền Mẫu rất lớn. Thuyền Rồng thứ 3 là thuyền các cô, các cậu. Thuyền thứ 4 nhỏ hơn gọi là thuyền chỉ huy. Thuyền thứ 5 là thuyền giám sát việc đi lấy nước.Trên 3 thuyền rộng lớn mỗi một thuyền có từ 8 đến 10 thủy thủ chèo thuyền: chiếc thuyền đầu tiên trở lọng vàng, cờ quạt, 12 nữ mặc áo tứ thân; đi hài trắng, trâm cài, đầu đội các mâm hoa quả và bình sứ hình quả bầu dục để đựng nước. Thuyền thứ 2 được gọi là thuyền cô “ba Thoải” gồm có các nữ ăn mặc lễ hội hát múa. Trên thuyền có phường bát âm đánh nhạc làm nền cho giọng hát và điệu múa. Số người có trên 5 chiếc thuyền có khoảng 90 người đến 100 người.

Hai bên bờ sông Mã người đứng tham quan lễ hội vô cùng đông đảo. Đoàn thuyền chèo ra giữa sông Mã, qua hòn đá Bàn, vượt hòn đá Ngốc, rẽ lái sang ngang. Sau 3 vòng lượn đến hòn đá ở giữa dòng sông thì cắm nêu dừng thuyền.Trong các ngày diễn ra lễ hội ngay tại khuôn viên chùa tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: So đẩy gậy, kéo co của chị em phụ nữ, cờ người, tổ tôm và bài đếm của các cụ cao niên.

Đông đảo người dân tập trung hai bên bờ sông để theo dõi lễ nghi rước nước
Đông đảo người dân tập trung hai bên bờ sông để theo dõi lễ nghi rước nước

Ngoài lễ hoa đăng, rước nước tối ngày 29 tháng 2 âm lịch bước sang ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch có lễ tế tạ (ngày hóa của Mẫu)...

Lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân xã Vĩnh Hùng là một lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa hàng nghìn năm thu hút du khách thập phương đến dự lễ hội rất đông.

lehoi.info t

Bài viết về Thanh Hóa liên quan

  • Độc đáo phiên chợ Chuộng choảng nhau cầu may ở Thanh HóaẢnh Độc đáo phiên chợ Chuộng choảng nhau cầu may ở Thanh Hóa
    Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 6 tháng Giêng âm lịch, hàng nghìn người dân lại nô nức tham dự phiên chợ Chuộng xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa choảng nhau để cầu may. Phiên...
  • Rộn ràng lễ kỳ Phúc làng Phú Khê - Thanh HóaẢnh Rộn ràng lễ kỳ Phúc làng Phú Khê - Thanh Hóa
    Mỗi năm cứ ngày 16/2 âm lịch, ngày sinh của hai vị Thành hoàng làng, người dân Phú Khê sắm sửa lễ vật tổ chức lễ kỳ phúc. Người dân cho rằng, hội làng Phú Khê không chỉ là dịp tưởng nhớ công ơn 2 vị Thành...
  • Hội Cổ Bôn ở Thanh HóaẢnh Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa
    Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Cổ Bôn còn có tên gọi khác là làng Kẻ Bôn. Ngôi làng này thờ bốn vị...
  • Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh HóaẢnh Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa
    Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa thường được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 12/06. Nơi thờ cô Ba Thoải Đền Hàn là một di tích tọa lạc trên vùng đất của xã Hà Sơn, huyện Hà Trung...
  • Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm SơnẢnh Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn
    Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn là một lễ hội cầu phúc, là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân thị xã Sầm Sơn. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 16 tháng Hai. Đây...
  • Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh HóaẢnh Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
    Lễ hội Lê Hoàn là một lễ hội thường niên được tổ chức vào các ngày mồng 7,8,9 tháng Ba âm lịch, tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội này được tổ chức với qui mô...
  • Hội đền Tép ở Thanh HóaẢnh Hội đền Tép ở Thanh Hóa
    Hội đền Tép ở Thanh Hóa là một trong các lễ hội nằm trong chuỗi lễ hội Lam Kinh, được tổ chức vào ngày 21/08 âm lịch hàng năm, với ý nghĩa tôn vinh và tưởng nhớ tới vị Khai quốc công thần Trung Túc Vương...
  • Lễ hội đền Lê Trung Giang tại Thanh HóaẢnh Lễ hội đền Lê Trung Giang tại Thanh Hóa
    Lễ hội đền Lê Trung Giang được tổ chức hằng năm vào ngày 19/2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Đại vương Lê Trung Giang, một vị tướng tài thời Lê Sơ đã có công lao to lớn cho đất nước...
  • Tưng bừng lễ hội ở ngôi đền cổ nhất xứ ThanhẢnh Tưng bừng lễ hội ở ngôi đền cổ nhất xứ Thanh
    Trong các ngày từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch, hàng vạn du khách từ khắp mọi miền lại nô nức đổ về huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) để dự lễ hội kỷ niệm 1.007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành...
  • Linh thiêng Lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba Dội 2010Ảnh Linh thiêng Lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba Dội 2010
    (lehoi.org) - Sáng 10/4 (tức ngày 26/02 năm Canh Dần), Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2010, nhằm gìn giữ và phát huy các...
  • Tưng bừng lễ hội cầu ngư ở biển Ngư Lộc tại Thanh HóaẢnh Tưng bừng lễ hội cầu ngư ở biển Ngư Lộc tại Thanh Hóa
    (lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, sáng 14.3 (tức ngày 22.2 âm lịch), tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), hàng ngàn ngư dân trong vùng và du khách thập phương...
  • Nô nức trẩy hội bánh chưng bánh dày 2012 tại Thanh HóaẢnh Nô nức trẩy hội bánh chưng bánh dày 2012 tại Thanh Hóa
    (lehoi.org) - Ngày 30/6, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội bánh chưng, bánh dày Sầm Sơn 2012 thu hút đông đảo du khách khách thập phương về tham dự. Theo truyền thống văn hóa...
  • Long trọng tổ chức Lễ hội Bà Triệu năm 2015 tại Thanh HóaẢnh Long trọng tổ chức Lễ hội Bà Triệu năm 2015 tại Thanh Hóa
    (lehoi.org)- Ngày 7/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ lễ đón Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu và Lễ...
  • Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh HóaẢnh Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
    (lehoi.org) - Lễ hội Lê Hoàn được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 9/03 âm lịch, tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hoá. Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức rất hoành tráng...
  • Thanh Hoá trong ngày bế mạc Lễ hội Cầu NgưẢnh Thanh Hoá trong ngày bế mạc Lễ hội Cầu Ngư
    (lehoi.org) - Ngày 28/3/2011, tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) sau 3 ngày diễn ra tưng bừng, lễ hội cầu ngư đã chính thức bế mạc. Lễ hội đã thu hút...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội “Rước nước” ở làng Bồng Thượng tại Thanh Hóa

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội “Rước nước” ở làng Bồng Thượng tại Thanh Hóa, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org)- Bồng Thượng là một trong những làng cổ của xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Làng Bồng Thượng có rất nhiều lễ hội lớn in đậm truyền thống văn...