Lễ hội cúng phước biển tại Sóc Trăng
Ban đầu lễ hội này chỉ diễn ra tự phát với quy mô nhỏ, hình thành từ ý tưởng của một nhà sư người Khmer có tên là Tà Hu. Lúc đầu, ông dựng một ngôi tháp ở trên giồng cát, gần với chùa Cà Săng, thuộc địa điểm tổ chức lễ hội ngày nay để đồng bào phật tử đến thắp hương và thành tâm chiêm bái. Ông đã chọn ngày rằm tháng 2 âm lịch (tức ngày rằm tháng 11 của người Khmer) để lập đàn làm phước, vì đây chính là thời điểm trời yên, biển lặng, ngư dân nào đi biển về thuyền cũng đầy ắp tôm cá. Dần dần buổi làm phước này được rất nhiều người quan tâm và nhiệt tình hưởng hứng vì nó đáp ứng được tâm nguyện của họ. Từ đó lễ cúng phước biển được hình thành và trở thành một lễ hội truyền thống không chỉ riêng của người Khmer mà còn của cả những người Việt và người Hoa sống ở quanh vùng này.
Lễ cúng phước biển được bắt đầu bằng lễ cầu siêu, tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả và cầu mong những điều tốt lành nhất sẽ đến với dân làng. Sau đó, người ta sẽ rước tượng phật từ chùa Cà Săng đến khu vực hành lễ, nơi có dựng sẵn một cái rạp với chiều dài khoảng 8m, chiều ngang 18m. Đây chính là nơi diễn ra các nghi lễ cầu nguyện tam bảo, cầu quốc thái dân an và chư tăng thuyết pháp.
Sau những nghi lễ mang đậm màu sắc tôn giáo là đến những hoạt động hội hè, giải trí. Nhiều những trò chơi thể thao, văn hóa văn nghệ giàu tính truyền thống của dân tộc đã được tổ chức. Đặc biệt, những trò chơi này phần lớn là tái hiện lại các nghề chủ yếu mà cư dân nơi đây dùng để mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Trên khu đất trống người ta đắp lên những đống cát và cắm nhang cầu nguyện
Trên khu đất trống tổ chức lễ hội, người ta sẽ đắp lên những đống cát và cắm nhang lên đó để cầu nguyện.
Trước đây, phần mở màn cho lễ hội là hoạt cảnh tái hiện lại cuộc sống vất vả và cực nhọc của những người nông dân trong buổi đầu khai hoang lập nghiệp. Đó là hình ảnh của hàng trăm cô thôn nữ đeo những thùng tưới trên vai mình. Mặc dù thùng nước nè nặng đôi vai nhưng họ vẫn luôn tươi cười và trò chuyện cùng với nhau như cố xua đi bao nỗi mệt nhọc của mình cùng với hàng trăm chàng trai lực lưỡng, ai nấy cũng gồng vác trên vai bộ đồ nghề đẩy xiệp và chuẩn bị bì bõm lặn lội kiếm sống qua ngày.
Trong phần hội, phần sôi nổi và cuồng nhiệt nhất có lẽ là cuộc đua bò kéo xe. Những chiếc xe bò chở đầy người, người điều khiển xe bò tay vừa vút roi miệng vừa la hét cố hết sức mình để cho xe của mình thắng cuộc. Trong cuộc đua này, thắng hay thua không phải là chuyện quan trọng, ý nghĩa chính của công việc đua xe bò này là nhằm nhắc nhở cho mọi người nhớ về buổi đầu của cuộc sống nông nghiệp, khi chưa có những máy móc hiện đại, con bò ở trên vùng đất Vĩnh Châu này đã đóng góp một phần không nhỏ công sức mình cho công cuộc khai hoang mở đất và cho con người có được những hạt gạo, hạt nếp dẻo thơm.
Nhưng có lẽ độc đáo nhất đó là cuộc đua ghe ngo... trên cạn! Cuộc đua này chỉ diễn ra vào những năm liên tiếp bị hạn hán, bị mất mùa, tất cả các kênh rạch đều khô hạn, nên phải đua ghe ở trên đất cho "động trời" để trời làm mưa cho mùa màng tươi tốt, con người vừa có nước xài lại vừa có nước tưới tiêu.
Chiếc ghe ở trong cuộc đua này được tượng trưng bằng một cái vòng bẹ chuối dài khoảng 2 m. Cứ 2 người một ghe. Họ dùng dây gióng ghe lên cổ, 1 người khác thì cầm 1 cây dầm bằng cọng tàu lá chuối, vừa chạy khắp các thửa ruộng theo 1 lộ trình tùy hứng, vừa múa vừa hát vừa nói những lời cầu khẩn theo kiểu bắt vần hết câu nọ đến câu kia. Nội dung của những câu đó là cầu mong ông trời ban cho mưa xuống để có nước gieo sạ, ruộng đồng được xanh tốt.
Ngày hội cũng có các chương trình biểu diễn văn nghệ với những điệu múa uyển chuyển, điêu luyện của các cô gái người dân tộc Khmer. Có cả những vũ điệu cổ truyền như múa khỉ, múa gà của những nghệ nhân Khmer. Không khí hội hè hết sức tưng bừngvà náo nhiệt, rộn ràng với lời ca, tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng trống của nền nghệ thuật truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các nghệ nhân múa trống Khmer đem đến sự hưng phấn và hào hứng cho khán giả với nhịp trống của điệu múa Chhayam. Chiếc trống đeo ở trước ngực của họ vừa là nhạc cụ đệm, vừa là đạo cụ múa được họ sử dụng rất nhuần nhuyễn và điêu luyện. Họ vừa vỗ trống vừa múa. Khi thì nhún nhảy toàn thân, lúc lại nâng cao, xoay chuyển nhanh nhẹn, trông thật hấp dẫn và rất ngoạn mục.
Chỉ diễn ra trong 2 ngày, nhưng hội cúng phước biển ở Vĩnh Châu còn có nhiều hoạt động rất sinh động khác như thi lượm củ hành, thi đua tưới rẫy, đẩy xiệp, tranh tài thể dục thể thao, chiếu phim truyện Khmer... Vài năm gần đây, một số trò chơi đã được thay đổi, không có thi lượm củ hành và thi đẩy xiệp... mà chỉ có kéo co, bóng chuyền, bi sắt, thả diều... Còn phần văn nghệ thì lúc nào cũng có.
Lễ cúng phước biển Vĩnh Châu đã tồn tại từ hàng trăm năm trước cho đến nay. Ý nghĩa của lễ này là cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Và cũng là để tưởng nhớ đến những bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, tạo lập nên vùng đất, tạ ơn trời đất thánh thần đã cho họ có được một cuộc sống ấm no, tạ ơn biển cả đã cho họ nhiều cá tôm, tạ ơn bãi bồi đã cho họ những cánh đồng xanh, hạt vàng nặng trĩu./.
lehoi.info tổng hợpBài viết về Sóc Trăng liên quan
- Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc Trăng
Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là Tết chịu tuổi của người Khơme tại Sóc Trăng. Đây là một lễ hội truyền thống có qui mô lớn của đồng bào Khơme nói chung, và người Khơme tại Sóc Trăng nói riêng...
- Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017
Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng lần III diễn ra trong 7 ngày từ 28/10-3/11. Tối ngày 1/11, Lễ hội Ok Om Bok lần III chính thức khai mạc với nhiều hoạt động chính như: Lễ cúng trăng...
- Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người Khmer
Lễ Nhập hạ hay còn gọi lễ Bun Chôl Vô Sa là ngày lễ lớn của người Khmer, được tổ chức hàng năm cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Lễ Nhập hạ là nét đẹp truyền thống với...
- Festival Lúa gạo Việt Nam
Festival Lúa gạo Việt Nam là một sự kiện kinh tế văn hóa được tổ chức 2 năm 1 lần ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tôn vinh nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Cây lúa là cây lương...
-
- Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc Trăng
Lễ hội đua ghe Ngo là lễ hội Ok-Om-Bok ( tên tiếng Việt là Lễ Cúng Trăng), một lễ hội truyền thống của người Khmer, diễn ra vào ngày 13,14,15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội sôi nổi và náo...
- Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - 50 đội ghe đại diện các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ đã hội tụ tranh đấu sội nổi trong “Giải đua ghe ngo...
- Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo được diễn ra hàng năm từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 10 âm lịch, tại sân nhà, sân chùa và tại dòng sông Maspéro ở thị xã Sóc Trăng. Lễ Ooc-om-Bok Lễ Ooc...
- Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2
(lehoi.org) - Sau thành công của Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 1 vào năm 2009, vừa qua Chính phủ đã đồng ý cho tổ chức lễ hội lớn này lần thứ 2. Theo đó, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 sẽ được...
- Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - Vừa qua, Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên đã quyết định trích kinh phí 90 triệu đồng để hỗ trợ cho 3 đội ghe chùa (2 đội nam) là tân binh Pra Sath Kong (Tắc Gồng - xã Tham Đôn), Sro Lôn...
-
- Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc Trăng
(lehoi.org) - Lễ hội Ooc-om-boc (Sóc Trăng) là một lễ hội đã có từ lâu đời, không chỉ phản ánh đời sống tâm linh của người Khmer, mà ở đó còn tồn tại khá rõ nét nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư...
- Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - Ngày 20/11 vừa qua, hàng nghìn người đã chen nhau đứng dọc bờ sông Maspéro tại TP Sóc Trăng để cổ vũ cho các tay đua ghe ngo trong “Lễ hội Ooc-om-boc”. Tham dự giải đua ghe ngo năm nay...
- Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc Trăng
Từ nhiều thế kỷ, Sóc Trăng là một tỉnh có cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer sinh sống chan hòa nên có nhiều nét đặc thù về sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống ở địa phương. ...
- Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc Trăng
Vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã khánh thành cổng chào mang biểu tượng “đầu cơ nghiệp nhà nông”, các sản phẩm đặc trưng nông-lâm-thủy-hải sản Việt Nam với đồng hồ đếm ngược đến ngày khai mạc Festival Lúa...
- Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - Lễ hội sông nước miệt vườn - cồn Mỹ Phước năm 2011 đã được tổ chức vào ngày 6/6 tại UBND huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Các hoạt động chính của lễ hội chủ yếu tập trung tôn vinh...
- Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần II
(lehoi.org) - Thay vì tổ chức trong 7 ngày, Festival Lúa Gạo Việt Nam lần II tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng sẽ giảm xuống còn 4 ngày, tức từ ngày 8 đến 11/11/2011. Mới đây, Văn phòng...
Ghi chú bài viết Lễ hội cúng phước biển tại Sóc Trăng
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội cúng phước biển hay còn được gọi là lễ hội Chrorumchec, diễn ra trong 2 ngày 14 và ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại ấp Đôn Chếch,...