Lễ hội Đình Hàng Kênh tại Hải Phòng
Đình Hàng Kênh tọa lạc trên địa bàn xã Dư Hàng Kênh thuộc huyện An Dương ( nay thuộc địa phận phường Hàng Kênh, quận Lê Chân ) TP. Hải Phòng. Đình Hàng Kênh có tên chữ là Nhân Thọ Đình, là một công trình kiến trúc cổ, có nghệ thuật điêu khắc thuộc hàng có giá trị của thành phố Hải Phòng. Lễ hội đình Hàng Kênh được tổ chức trong suốt 5 ngày vào trung tuần của tháng 2 âm lịch hàng năm, tức là từ ngày 16 đến ngày 20.
Theo tục trước đây, vào khoảng 7 giờ tối của ngày hôm trước, dân làng đều phải tập trung ra đình để làm lễ tế nhập tịch ở trong đình ( lễ tế nội tán ). Xưa kia thì thường không có phần tế nữ quan mà chỉ có đội nam giới mới được tế, ban tế có lúc lên tới 26 người, trong đó có 1 vị mạnh bái và 5 vị bồi tế. Nhưng ngày nay, khi tế đến đoạn tiến tước và quân hiến sẽ một đôi nữ đi sau ( mỗi bên 1 người ) vừa đi vừa múa tay không theo nền nhạc lưu thủy. Ngày lễ chính thức là ngày 16 tháng 2 âm lịch, trừ một số vị chức sắc của làng và người trong ban tế đám thì những người được phân công các công việc trong ngày hội phải ngủ ở đình từ tối hôm trước, và sáng sớm hôm sau, tất cả dân làng phải tề tựu về đình từ lúc 5 giờ sáng để cử hành lễ rước sắc.
Trình tự đám rước của đình Hàng Kênh: Dẫn đầu là 5 cờ ngũ hành, tiếp theo là đôi càm cạp đi bảo vệ trật tự, tiếp theo nữa là đoàn người cầm bát biểu, trống ,chiêng, long đình, rồi đến chấp kích, sau đó là phường bát âm, tiếp đến là kiệu thần tượng Ngô Quyền. Tiếp theo là các vị chức sắc rồi cuối cùng mới đến dân làng. Những người tham gia mang vác, khiêng đồ vật đi rước đều mặc áo màu nâu, sau khi rước sắc về đình xong sẽ tiến hành ngoại tán.
Một gian thờ trong ngôi đình Hàng Kênh
Các buổi chiều trong những ngày diễn ra lễ hội, cứ đến 2 giờ chiều, hội sẽ tổ chức cuộc thi đánh vật và nhiều trò chơi vui khác. Người trong làng được đấu vật trước, sau đó mới tới lượt người ngoài làng. Đô vật phải đóng khố xanh, đỏ, lưng buộc một dải băng bằng vải được bện tròn giống dây thừng to thì giắt khố sẽ đẹp hơn. Trước khi mở hội đấu vật, đôi đô vật sẽ vái thần 4 lần, sau đó vờn nhau để tìm miếng vật. Lệ vật ở đây hơi khác một chút, đó là đô vật nào bị nhấc bổng lên trên hoặc bị vật cho nằm ngửa ra là tính bị thua. Giải treo vật gồm vải, lụa và tiền. Đánh vật trong 5 ngày liền, đô vật nào giữ giải trong ngày sẽ ngồi ghế có lọng che. Ngày cuối cùng sẽ là vòng chung kết, các đô vật thắng trong 5 ngày sẽ vật với nhau để phân thắng bại.
Bên cạnh đó Lễ hội làng đình Hàng Kênh còn tổ chức thêm trò chơi cờ người. Một bên là nam, một bên là nữ đều chưa lập gia thất. Những người được chọn làm “ Quân cờ” thường là con nhà khá giả trong làng để còn mặc những bộ quần áo đẹp, người làm trọng tài có một bàn cờ nhỏ ở bên trong để theo dõi. Ngoài ra, trong lễ hội còn có tổ tôm điếm (làm chòi ), tam cúc điếm ( ngồi bàn ), bắt vịt, hát đúm, cầu hùm...Buổi tối, lễ hội còn tổ chức hát chèo, đêm hát ca trù.
Bài viết về Hải Phòng liên quan
- Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
- Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
- Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
-
- Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
- Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
- Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
- Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
- Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
-
- Lễ hội chợ Xưa ở Hải Phòng
Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
- Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
- Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
- Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
- Lễ hội đền Bà Lê Chân
Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
Ghi chú bài viết Lễ hội Đình Hàng Kênh tại Hải Phòng
Từ khóa:
Đình Hàng Kênh tọa lạc trên địa bàn xã Dư Hàng Kênh thuộc huyện An Dương ( nay thuộc địa phận phường Hàng Kênh, quận Lê Chân ) TP. Hải Phòng. Đình Hàng Kênh...