Mục lục:
- Về đầu bài viết
- Ảnh: Tết Trung Thu là một ngày tết của trẻ em hay còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng.
- Ảnh: trong suốt những ngày diễn ra lễ hội các em nhỏ sẽ được học làm đồ chơi trung thu
- Ảnh: Các em nhỏ biểu diễn múa hát mừng tết Trung thu trong trang phục truyền thống
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ hội Trung Thu tại Hà Nội
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội Trung Thu tại Hà Nội
Thời gian: 10/8- 15/8 Âm lịch
Tết Trung Thu là một ngày tết của trẻ em hay còn được gọi là Tết trông Trăng, Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn mua quần áo mới, đưa đi chơi hay tặng các món đồ chơi nhỏ như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he,... rồi được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người lớn sẽ tổ chức bày cỗ trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng và phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
trong suốt những ngày diễn ra lễ hội các em nhỏ sẽ được học làm đồ chơi trung thu
Với mong muốn để các em nhỏ tại Hà Nội có một dịp tết Trung thu vui vẻ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định giao cho Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Lễ hội Trung thu" đầu tiên vào năm 2013 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội và từ đó Lễ hội trung thu đã trở thành một ngày lễ thường niên của các em thiếu nhi vào mỗi dịp tết Trung thu.
Ở nước ta, tết Trung thu là một trong bốn tết quan trọng nhất trong năm theo lịch âm, đó là: Tết Nguyên đán; Tết Trung thu; Tết Đoan ngọ và Tết Cơm mới.
trong suốt những ngày diễn ra lễ hội các em nhỏ sẽ được học làm đồ chơi trung thu
Lễ hội Trung thu lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2013 và từ đó đến nay đã trở thành một lễ hội truyền thống của các em thiếu nhi thủ đô. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 10 đến 15 tháng 8 âm lịch và trong suốt những ngày diễn ra lễ hội các em nhỏ sẽ được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, ý nghĩa như học làm đồ chơi trung thu: Đèn ông sao, đèn kéo quân, ông tiến sỹ, ông đánh gậy...; học làm đồ chơi bằng lá, đất, bột; trình diễn làm cốm; tập cắt tỉa hoa quả và bày mâm cỗ trung thu, tập múa, hát các bài hát về Trung thu...
Đặc biệt vào đêm trung thu 15/8, các bạn nhỏ sẽ được tham dự vào một chương trình văn nghệ đặc biệt chào mừng tết Trung thu với những màn biểu diễn múa hát dân gian trong trang phục truyền thống, thưởng thức màn kịch sân khấu đặc biệt sự tham gia của chú Cuội và Chị Hằng kể về sự tích liên quan đến tết Trung thu, phá cỗ tết Trung thu và chơi các trò chơi dân gian truyền thống khác....
Việc mở rộng Tết Trung thu cho trẻ em thành Lễ hội Trung thu được tổ chức thường niên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và xã hội đối với trẻ em, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Lễ hội Trung Thu tại Hà Nội
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Trung Thu tại Hà Nội, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Với mong muốn để các em nhỏ tại Hà Nội có một dịp tết Trung thu vui vẻ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định giao cho Trung tâm Triển lãm văn...
Từ khóa:
Với mong muốn để các em nhỏ tại Hà Nội có một dịp tết Trung thu vui vẻ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định giao cho Trung tâm Triển lãm văn...