Mục lục:
Hội húc cầu gỗ ở Xuân Dục tại Hà Nội
Thời gian: 12/10- 14/10 Âm lịch
Cứ đến ngày 12 đến 14 tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân làng Xuân Dục ở Hà Nội lại mở hội để tưởng niệm các vị Quốc Tổ. Lễ vật dâng lên các vị Quốc Tổ chỉ có oản, quả được đặt lên kiệu bát cống và rước từ chùa về đình. Hội xưa được tổ chức rất vui với nhiều trò chơi như: ban ngày có tiết mục múa rối, bịt mắt bắt dê, bắt phỗng... buổi tối thì có hát chèo, tuồng. Vào ngày mồng 3 tháng Giêng, ở Xuân Dục còn có lễ hội húc cầu gỗ.
Làng Xuân Dục Đông thời xưa có tên gọi Xuân Đán Trang, ngày nay thuộc địa phận xã Tân Minh, Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Làng Xuân Dục là điểm tụ hội của người dân Việt cổ, có thể nói nơi đây là điểm nối giữa vùng đất tổ Phong Châu và khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đình Xuân Dục là nơi thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Tương truyền, vào thời vua Hùng Vương, một cánh quân của Thánh Gióng dưới sự chỉ huy của tướng Hữu Lâm, vào một buổi chiều giáp Tết đã hành quân qua Xuân Đán Trang. Vị chủ tướng này trông thấy nơi đây có rừng già, phong cảnh rất đẹp nên đã cho quân lính dừng chân nghỉ ngơi. Để quân dân cùng vui nên dân làng đã đem cơm nắm, cà muối đến để thết nghĩa quân (nay tại Xuân Dục vẫn còn có địa danh Rừng Cơm). Các phụ lão trong làng còn kể, khi các chiến sĩ đi chơi xuân, nhìn thấy đám trẻ mục đồng túm 5 tụm 3, đã nghĩ ra trò chơi húc cầu . Lúc đầu quả cầu được làm từ củ chuối lá mọc ở giữa rừng có đường kính chừng 30cm. Dụng cụ dùng để cướp cầu là một que tre có móc nhọn ở đầu. Sau khi que tre bị gãy người ta sẽ phải dùng sức người để đẩy. Ai khéo dùng mẹo có thể lừa cướp được quả cầu và đẩy vào lồ phía bên kia thì sẽ là đội thắng cuộc. Nhưng quả cầu được làm bằng củ chuối lại để được lâu, nên người ta đã nghĩ ra cách làm quả cầu mới bằng gỗ lục thông (cây thông to mọc ở rừng) có đường kính khoảng 50cm và nặng khoảng 60-70kg, được sơn mầu đỏ.
Làng Xuân Dục có 4 giáp được chia thành 2 đội (nhân dân nơi đây gọi là tứ giáp lưỡng đoàn). Mỗi đội sẽ cử 10 trai đinh to khỏe. Mỗi đội sẽ có 1 ông cai chỉ huy. Giáp Đông và giáp Điềm sẽ giữ lồ ở phía đông còn giáp Đoài và giáp bắc sẽ giữ lồ ở phía tây. Cuộc chơi được tổ chức trên một thửa đất rộng 5 sào ngay trước cửa đình. Chiều ngày mồng 3 Tết, lễ đào lồ sẽ diễn ra hết sức trang nghiêm. Theo phong tục ở đây, lễ đào lồ cũng chính là lễ động thổ. Từ đây, nếu có việc cần thiết phải ra đồng thì người ta đã được tự do cày cuốc mà không cần phải kiêng cữ. Hai lồ được đặt ở hai hướng đông - tây. Mỗi lồ sâu khoảng 0,5m rộng 0,8m. Hai lồ cách nhau 25m. Song song với lễ động thổ, các chức sắc của làng sẽ tổ chức lễ vớt cầu từ Ao Tiên, sau đó rửa sạch, lau khô rồi đặt lên một chiếu hoa được chải ở trước hậu cung đình. Lúc ấy, trên ban thờ đã bày biện mâm cỗ chay gồm: bánh rán,bánh dày, bánh khảo và một buồng chuối lá. Tục truyền rằng, bánh dày là để tượng trưng cho cơm nắm, bánh rán là để tượng trưng cho cà ghém mà xưa kia dân làng đã thiết quân ông Gióng. Sau khi lễ thần xong, đêm ngày mồng 3 Tết, ông từ và các phụ lão phải đèn nhang thờ phụng và canh quả cầu này suốt đêm.
Sáng ngày mồng 4 Tết, sau khi các quan viên và hương lão đã tế thần xong lúc 10 giờ thì 2 đội sẽ tiến ra sân đình để lễ vua. Các cầu thủ sẽ quấn khăn đầu rìu, thắt lưng đỏ và xếp thành hàng để chờ cụ chủ tế đánh hai tiếng trống rồi chắp tay lên ngực, đánh ba tiếng trống thì tất cả sẽ cùng lễ vua cho đều. Sau lễ trình sẽ là cuộc đấu húc cầu gỗ.Trận đấu ra hết sức sôi nổi và hào hứng. Điều hành cuộc chơi có ông chủ tế, 1 người đánh trống chầu, hai ông sẽ đăng cai thay phiên nhau. Khi tiếng trống nổi lên thì thùng khoan nhặt, khán giả cũng tha hồ chen chú, xô đẩy, hò reo cổ vũ ầm ĩ. Trong khi đó, các cầu thủ sẽ tìm mọi cách trườn bò, và luồn lách miễn sao đẩy được quả cầu gỗ vào trúng lồ của phía bên kia. Mẹo chơi duy nhất để nhanh giành chiến thắng là một người ôm thật chặt quả cầu, 3-4 người cùng đội sẽ tập trung sức lôi phốc người đang ôm cầu chạy nhanh về phía lồ của đối phương . Nhưng trước sự cảnh giác của đối thủ, cánh "lừa" trên cũng không phải lúc nào cũng giành được thắng lợi. Cuộc đua tranh thường được dừng ngay khi có một bên thắng một bên thua. Nhưng tới 4 giờ chiều nếu vẫn không phân được thắng bại thì cuộc đua vẫn phải kết thúc. Cụ chủ tế sẽ lấy ra một cành lá tươi (dân làng gọi là cây nêu) đánh dấu vào chỗ quả cầu đang đậu, sau đó lấy lễ vật trên ban thờ để phân phát cho mọi người.
Sáng ngày mồng 5, mọi nghi lễ lại được tiếp tục được tiến hành như ngày mồng 4. Vào chiều ngày mồng 5, sau khi lễ tạ và phát lộc cho dân làng xong, cụ chủ tế sẽ hạ buồng chuối lá từ ban thờ thần xuống và tung mạnh ra giữa sân. Mọi người tham dự hội nhảy bổ vào cướp và giật. Ai cướp hay bẻ được nhiều quả thì năm đó sẽ gặp được nhiều may mắn, đó là người dân quan niệm như vậy.
Cũng trong buổi chiều ngày mồng 5, sau khi 3 quả cầu được đưa trở lại nằm dưới Ao Tiên thì cũng chính là lúc các trai đinh về nhà. Họ chuẩn bị khăn áo chỉnh tề để 3 giờ sáng ngày hôm sau sẽ đốt đuốc rước kiệu hoa trúc đến đền Sóc Sơn rước lộc. Hoa trúc được làm từ những thanh tre có độ dài 0,7m, bông tua được nhuộm màu vàng, hay màu đỏ. Bó hoa trúc có khoảng 150 đến 200 bông. Sau khi dự lễ xong, kiệu làng Xuân Dục được rước ra đến giữa sân của đền Sóc. Nam thanh nữ tú từ khắp vùng lân cận và các nơi trong nước cũng về dự hội hô nhau xô vào cướp. Ai nấy đều cố cướp được ít nhất là 1 bông. Người ta cho rằng, đi hội mà cướp được hoa trúc thì xem như năm đó bản thân sẽ gặp được nhiều may mắn.
Hội húc cầu gỗ tại Xuân Dục đã thể hiện mong ước từ ngàn đời của người dân sống bằng nghề trồng lúa nước: mong cho mưa thuận gió hòa; quả cầu đỏ là tượng trưng cho mặt trời luôn chuyển động từ hướng đông sang hướng tây. Người Xuân Dục xem sự thắng, thua của hội như là một điềm dự báo thời tiết trong năm:
- Bên tây thua thì báo hiệu cho vụ mùa khó khăn, nước ít và sâu bệnh cũng nhiều.
- Bên đông thua thì năm đó được mùa, nước nôi đầy đủ và cũng không sâu bệnh.
- Hai bên hòa nhau thì năm đó khí hậu bình thường, dân làng tha hồ tăng gia sản xuất và chăn nuôi.
Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Xuân Dục Đông đã bị quân giặc tàn nặng nề để lấy gạch đi xây bốt Núi Đôi. Dân làng nơi đây chỉ còn giữ lại được ba quả cầu được chôn ở Ao Tiên. Sau năm 1954, đình Xuân Dục một lần nữa được dựng lại. Hằng năm, người dân lại mở hội và tổ chức hội húc cầu ở sân đình.
Xuân Dục là một mảnh đất lịch sử - ở đây không chỉ độc đáo ở cảnh "Núi chồng núi vợ đứng song đôi" mà còn thu hút du khách thập phương bởi hội húc cầu độc đáo được tổ chức vào mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Làng Xuân Dục Đông thời xưa có tên gọi Xuân Đán Trang, ngày nay thuộc địa phận xã Tân Minh, Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Làng Xuân Dục là điểm tụ hội của người dân Việt cổ, có thể nói nơi đây là điểm nối giữa vùng đất tổ Phong Châu và khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đình Xuân Dục là nơi thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Tương truyền, vào thời vua Hùng Vương, một cánh quân của Thánh Gióng dưới sự chỉ huy của tướng Hữu Lâm, vào một buổi chiều giáp Tết đã hành quân qua Xuân Đán Trang. Vị chủ tướng này trông thấy nơi đây có rừng già, phong cảnh rất đẹp nên đã cho quân lính dừng chân nghỉ ngơi. Để quân dân cùng vui nên dân làng đã đem cơm nắm, cà muối đến để thết nghĩa quân (nay tại Xuân Dục vẫn còn có địa danh Rừng Cơm). Các phụ lão trong làng còn kể, khi các chiến sĩ đi chơi xuân, nhìn thấy đám trẻ mục đồng túm 5 tụm 3, đã nghĩ ra trò chơi húc cầu . Lúc đầu quả cầu được làm từ củ chuối lá mọc ở giữa rừng có đường kính chừng 30cm. Dụng cụ dùng để cướp cầu là một que tre có móc nhọn ở đầu. Sau khi que tre bị gãy người ta sẽ phải dùng sức người để đẩy. Ai khéo dùng mẹo có thể lừa cướp được quả cầu và đẩy vào lồ phía bên kia thì sẽ là đội thắng cuộc. Nhưng quả cầu được làm bằng củ chuối lại để được lâu, nên người ta đã nghĩ ra cách làm quả cầu mới bằng gỗ lục thông (cây thông to mọc ở rừng) có đường kính khoảng 50cm và nặng khoảng 60-70kg, được sơn mầu đỏ.
Làng Xuân Dục có 4 giáp được chia thành 2 đội (nhân dân nơi đây gọi là tứ giáp lưỡng đoàn). Mỗi đội sẽ cử 10 trai đinh to khỏe. Mỗi đội sẽ có 1 ông cai chỉ huy. Giáp Đông và giáp Điềm sẽ giữ lồ ở phía đông còn giáp Đoài và giáp bắc sẽ giữ lồ ở phía tây. Cuộc chơi được tổ chức trên một thửa đất rộng 5 sào ngay trước cửa đình. Chiều ngày mồng 3 Tết, lễ đào lồ sẽ diễn ra hết sức trang nghiêm. Theo phong tục ở đây, lễ đào lồ cũng chính là lễ động thổ. Từ đây, nếu có việc cần thiết phải ra đồng thì người ta đã được tự do cày cuốc mà không cần phải kiêng cữ. Hai lồ được đặt ở hai hướng đông - tây. Mỗi lồ sâu khoảng 0,5m rộng 0,8m. Hai lồ cách nhau 25m. Song song với lễ động thổ, các chức sắc của làng sẽ tổ chức lễ vớt cầu từ Ao Tiên, sau đó rửa sạch, lau khô rồi đặt lên một chiếu hoa được chải ở trước hậu cung đình. Lúc ấy, trên ban thờ đã bày biện mâm cỗ chay gồm: bánh rán,bánh dày, bánh khảo và một buồng chuối lá. Tục truyền rằng, bánh dày là để tượng trưng cho cơm nắm, bánh rán là để tượng trưng cho cà ghém mà xưa kia dân làng đã thiết quân ông Gióng. Sau khi lễ thần xong, đêm ngày mồng 3 Tết, ông từ và các phụ lão phải đèn nhang thờ phụng và canh quả cầu này suốt đêm.
Sáng ngày mồng 4 Tết, sau khi các quan viên và hương lão đã tế thần xong lúc 10 giờ thì 2 đội sẽ tiến ra sân đình để lễ vua. Các cầu thủ sẽ quấn khăn đầu rìu, thắt lưng đỏ và xếp thành hàng để chờ cụ chủ tế đánh hai tiếng trống rồi chắp tay lên ngực, đánh ba tiếng trống thì tất cả sẽ cùng lễ vua cho đều. Sau lễ trình sẽ là cuộc đấu húc cầu gỗ.Trận đấu ra hết sức sôi nổi và hào hứng. Điều hành cuộc chơi có ông chủ tế, 1 người đánh trống chầu, hai ông sẽ đăng cai thay phiên nhau. Khi tiếng trống nổi lên thì thùng khoan nhặt, khán giả cũng tha hồ chen chú, xô đẩy, hò reo cổ vũ ầm ĩ. Trong khi đó, các cầu thủ sẽ tìm mọi cách trườn bò, và luồn lách miễn sao đẩy được quả cầu gỗ vào trúng lồ của phía bên kia. Mẹo chơi duy nhất để nhanh giành chiến thắng là một người ôm thật chặt quả cầu, 3-4 người cùng đội sẽ tập trung sức lôi phốc người đang ôm cầu chạy nhanh về phía lồ của đối phương . Nhưng trước sự cảnh giác của đối thủ, cánh "lừa" trên cũng không phải lúc nào cũng giành được thắng lợi. Cuộc đua tranh thường được dừng ngay khi có một bên thắng một bên thua. Nhưng tới 4 giờ chiều nếu vẫn không phân được thắng bại thì cuộc đua vẫn phải kết thúc. Cụ chủ tế sẽ lấy ra một cành lá tươi (dân làng gọi là cây nêu) đánh dấu vào chỗ quả cầu đang đậu, sau đó lấy lễ vật trên ban thờ để phân phát cho mọi người.
Sáng ngày mồng 5, mọi nghi lễ lại được tiếp tục được tiến hành như ngày mồng 4. Vào chiều ngày mồng 5, sau khi lễ tạ và phát lộc cho dân làng xong, cụ chủ tế sẽ hạ buồng chuối lá từ ban thờ thần xuống và tung mạnh ra giữa sân. Mọi người tham dự hội nhảy bổ vào cướp và giật. Ai cướp hay bẻ được nhiều quả thì năm đó sẽ gặp được nhiều may mắn, đó là người dân quan niệm như vậy.
Cũng trong buổi chiều ngày mồng 5, sau khi 3 quả cầu được đưa trở lại nằm dưới Ao Tiên thì cũng chính là lúc các trai đinh về nhà. Họ chuẩn bị khăn áo chỉnh tề để 3 giờ sáng ngày hôm sau sẽ đốt đuốc rước kiệu hoa trúc đến đền Sóc Sơn rước lộc. Hoa trúc được làm từ những thanh tre có độ dài 0,7m, bông tua được nhuộm màu vàng, hay màu đỏ. Bó hoa trúc có khoảng 150 đến 200 bông. Sau khi dự lễ xong, kiệu làng Xuân Dục được rước ra đến giữa sân của đền Sóc. Nam thanh nữ tú từ khắp vùng lân cận và các nơi trong nước cũng về dự hội hô nhau xô vào cướp. Ai nấy đều cố cướp được ít nhất là 1 bông. Người ta cho rằng, đi hội mà cướp được hoa trúc thì xem như năm đó bản thân sẽ gặp được nhiều may mắn.
Hội húc cầu gỗ tại Xuân Dục đã thể hiện mong ước từ ngàn đời của người dân sống bằng nghề trồng lúa nước: mong cho mưa thuận gió hòa; quả cầu đỏ là tượng trưng cho mặt trời luôn chuyển động từ hướng đông sang hướng tây. Người Xuân Dục xem sự thắng, thua của hội như là một điềm dự báo thời tiết trong năm:
- Bên tây thua thì báo hiệu cho vụ mùa khó khăn, nước ít và sâu bệnh cũng nhiều.
- Bên đông thua thì năm đó được mùa, nước nôi đầy đủ và cũng không sâu bệnh.
- Hai bên hòa nhau thì năm đó khí hậu bình thường, dân làng tha hồ tăng gia sản xuất và chăn nuôi.
Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Xuân Dục Đông đã bị quân giặc tàn nặng nề để lấy gạch đi xây bốt Núi Đôi. Dân làng nơi đây chỉ còn giữ lại được ba quả cầu được chôn ở Ao Tiên. Sau năm 1954, đình Xuân Dục một lần nữa được dựng lại. Hằng năm, người dân lại mở hội và tổ chức hội húc cầu ở sân đình.
Xuân Dục là một mảnh đất lịch sử - ở đây không chỉ độc đáo ở cảnh "Núi chồng núi vợ đứng song đôi" mà còn thu hút du khách thập phương bởi hội húc cầu độc đáo được tổ chức vào mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Hội húc cầu gỗ ở Xuân Dục tại Hà Nội
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hội húc cầu gỗ ở Xuân Dục tại Hà Nội, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Cứ đến ngày 12 đến 14 tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân làng Xuân Dục ở Hà Nội lại mở hội để tưởng niệm các vị Quốc Tổ. Lễ vật dâng lên các vị Quốc Tổ...
Từ khóa:
Cứ đến ngày 12 đến 14 tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân làng Xuân Dục ở Hà Nội lại mở hội để tưởng niệm các vị Quốc Tổ. Lễ vật dâng lên các vị Quốc Tổ...