Hội Thanh Đàm tại Nghệ An
Đình Thanh Đàm cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Tây Nam. Ngôi làng này gần với dòng sông Lam. Đình được xây dựng vào năm 1899 (mùa đông năm Kỷ Hợi) và hoàn thành vào cuối năm 1900. Đình ngoảnh mặt về hướng Đông - Nam, theo các cụ cao tuổi ở trong làng cho biết, đó là hướng càn tốn. Đình Thanh Đàm là ngôi đình thờ Đức Ông sông nước. Di tích nằm ở trong khuôn viên rộng 1 ha, phía trước có hai cây cổ thụ cành lá xum xuê. Cổng đình có 2 cột quyết, trên có 2 con nghê chầu lại, phía trong có 2 con voi và 2 ông tướng, có bức nghi môn, được đắp nổi hình hổ phù.
Đình Thanh Đàm gồm có 5 gian, dài 21m, rộng 5m, 21 cột gỗ lim ròng, trong đó có 12 cột cao 4,5m và cột thấp 3,2m. Trên nóc đình đắp nổi hình hương long triều nguyệt, 4 mái cong vút, tạo cho ngôi đình thêm uy nghi. Đình lợp bằng ngói múi hài, phía trong mỗi cột gỗ có kê 1 chân đá tảng (đá xanh) được đẽo tạc rất công phu. Thợ làm đình là thợ mộc Thái Yên (2 tốp thợ). Nghệ thuật kiến trúc đình khá đẹp, trong đình có 10 kẻ, ở 2 đầu hồi được khắc hình hoa lá và chim thú; 4 đầu rồng ở 2 vì giữa, hai vì phía nam thì có hình rồng ngậm ngọc, hai vì phía bắc rồng dương vi dữ tợn. Các cụ kể lại rằng 4 con rồng, do 2 tốp thợ bí mật làm.
Ba hôm sau họ dựng lên các vì kèo, thì tốp thợ có chạm hình rồng ngậm ngọc thắng cuộc, được hội đồng bô lão thưởng cho 10 quan tiền đồng. Thầy Hiệu, người Diễn Châu được làng mời về lập đàn làm chay, cầu cho quốc thái dân an và làng xóm trù phú, yên vui. Thầy có một bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của ngôi Đình.
“Làng ta nay khí giời ôn đúc
Mạch đất vững vàng, hai mươi mẫu dân cư người đông cổ thịnh
Đình Kỳ Phúc năm gian chính chiện
Toạ đàn hương tốn chữ tràng sinh, trông thấy rõ ràng
Áng Minh đường quanh trước Sông Lam
Sóng bạc phau phau hơi gió thổi lặng tăm kình ngạc
Ngôi huyền vũ dựng sau núi Đụn
Mạo vàng choi chói bóng trăng soi tất khởi sài lang
Phong cảnh ấy giời còn tô vẽ
Gái lịch trai thanh nhiều người tuấn tú
Văn thang võ chức đủ cách giàu sang
Bậc kỳ anh da bọc tóc mồi
Chen vai cõi thọ nền xuân
Bộ quắc thước trông chừng cứng cỏi”./.
Bài viết về Nghệ An liên quan
- Rộn ràng khai mạc lễ hội Hang Bua tại Nghệ An năm 2018
Lễ hội Hang Bua là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung. Lễ hội diễn ra từ 7-9/3/2018 (chính thức khai mạc ngày 8/3). Lễ hội Hang Bua...
- Lễ hội Cam lần đầu tiên tại Nghệ An và Hà Tĩnh
Lễ hội cam dự kiến được tổ chức từ 15-31/12/2017 trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Lễ hội cam lần đầu tiên được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu cam, thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển sản...
- Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An
Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An thường được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn. Đây là một lễ hội với nhiều nghi thức mang đậm nét truyền thống của người dân...
- Lễ hội Pẩn pang - Nang ny ở Nghệ An
Lễ hội Pẩn pang - Nang ny là một lễ hội truyền thống của tỉnh Nghệ An. Đây cũng chính là lễ hội mở đầu cho các lễ hội truyền thống trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, cứ đến ngày 5 đến mồng 7 tháng...
-
- Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An
Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An là một ngày vui của họ hàng các ông mo nói riêng. Đây được xem là dịp để người dân trong bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho người thân trong gia...
- Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An
Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An diễn ra vào ngày 15 tháng Hai âm lịch. Đây là một một trong những lễ hội lớn, quan trọng trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, lễ hội đền Cuông thu hút hàng vạn người dân...
- Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An
Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An diễn ra từ ngày 25-27 tháng 7, tại nghĩa trang liệt sĩ Hữu Nghị Việt Lào ở huyện Anh Sơn. Chương trình văn nghệ Các hoạt động trong lễ hội Uống nước nhớ...
- Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An
Lễ Hội Đền Hồng Sơn diễn ra vào ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm, tại phường Hồng Sơn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An Đền Hồng Sơn ban đầu có tên gọi là Võ Miếu hay...
- Lễ Hội Đền Vua Mai ở Nghệ An
Hàng năm, cứ vào ngày 14, 15 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An lại tưng bừng mở hội đền Vua Mai. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc được nhiều người dân ở...
-
- Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An
Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An được tổ chức vào ba ngày mồng 8, 9, 10 tháng 10 âm lịch hàng năm, tại xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên. Lễ hội được xem là mùa tạ lễ quan trọng nhất của năm. Lễ Hội Đền...
- Lễ Hội Sông Nước Cửa Lò ở Nghệ An
Lễ hội sông nước Cửa Lò ở Nghệ An được tổ chức vào ngày 30/04 và 01/05, tại đền Vạn Lộc, phường Nghi Tân. Hội gồm có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với các nghi lễ như lễ yết cáo...
- Lễ Hội Đền Rậm tại Nghệ An
Hàng năm, cứ đến ngày 21 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An lại mở hội Đền Rậm. Đền Rậm còn có tên khác là đền Thượng, nằm ở phía tây Nam bên dưới chân núi...
- Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi tại Nghệ An
Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi còn được gọi là hội đền Vạn Lộc, được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch cứ 3 năm 1 lần, tại làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Đền Nguyễn Sư Hồi là nơi...
- Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào tại Nghệ An
Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào là một Lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức từ ngày 20 đến 21 tháng riêng ÂL hằng năm tại Di tích lịch sử văn hoá Đền Vạn - Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng, huyện miền núi cao Tương...
- Lễ hội Mường Ham tại Nghệ An
Hàng năm, cứ vào mùng 5 - 7 tháng Giêng âm lịch, tại Mường Ham, xã Châu Cường, huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) lại rộn rã tiếng khua luống, tiếng trống, cồng chiêng cầu chúc cho một năm mới tràn đầy...
Ghi chú bài viết Hội Thanh Đàm tại Nghệ An
Từ khóa:
Hội Thanh Đàm được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại làng Thanh Đàm, xã Nam Tân, Nam Đàn, Nghệ An. Hội này được tổ chức nhằm suy...