Lễ hội làng Vọng Nguyệt tại Bắc Ninh

Thời gian: 25/2- 27/2 Âm lịch
(lehoi.info) - Lễ hội làng Vọng Nguyệt diễn ra trong ba ngày là 25, 26, 27 tháng Hai âm lịch hàng năm, tại thôn Vọng Nguyệt thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội thường tổ chức các hoạt động mang tính chất truyền thống pha lẫn với hiện đại để tưởng nhớ những người đã có công lập làng.

Lễ hội làng Vọng Nguyệt tại Bắc Ninh
Lễ hội làng Vọng Nguyệt tại Bắc Ninh

Vọng Nguyệt xưa được gọi với cái tên là làng Thứ Nhị hay làng Ngột Nhì. Vào thời Nguyễn làng Vọng Nguyệt thuộc tổng Nội Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Làng nằm ở bên bờ của Nam sông Cầu, là một vùng quê có phong cảnh trữ tình nên thơ với một quần thể di tích chùa, đình, đền, có kiến trúc cổ và đẹp nổi tiếng ở đất Kinh Bắc xưa. Từ bao đời nay người dân nơi đây vẫn giữ được nghề trồng dâu nuôi tằm đã gắn bó với cuộc sống của mỗi một người dân trong làng.

Làng Vọng Nguyệt không chỉ nổi tiếng lẫy lừng với tiếng thơm là vùng đất khoa bảng tiêu biểu của huyện Yên Phong với 8 người đã đỗ đại khoa và nhiều vị đỗ đạt cử nhân tú tài dưới thời phong kiến mà nơi đây còn là một vùng quê có truyền thống cách mạng kiên cường bất khuất trong cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm.

Vọng Nguyệt còn là một trong những ngôi làng Việt cổ có nhiều di sản văn hoá vật thể, đã ghi lại những mốc son thăng trầm trong sự phát triển một cộng đồng làng xã trong chiều dài lịch sử của dân tộc. Chùa Vọng Nguyệt có tên chữ là Khai Nghiêm tự, được Nguyệt Sinh công chúa của nhà Lý cho xây dựng. Đến thời Nguyễn và Lê ngôi chùa Khai Nghiêm đã được đại trùng tu, vào năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705) đã dựng thạch trụ thiên đài , năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) đã đúc chuông đồng lớn và được tạc nhiều pho tượng Phật. Hàn lâm học sỹ Trương Hán Siêu đã soạn văn bia, khắc trên đá vào Đời Dụ Tông (1341-1369).

Lễ hội Vọng Nguyệt được tổ chức trong vòng 3 ngày với nhiều các nghi lễ:

Trong ngày hội, người dân trong làng sẽ được phân thành nhiều tốp và được giao nhiệm vụ trong lễ rước lễ vật. Gồm các nhóm thiếu niên nam nữ, các cụ ông, cụ bà, nam thanh nữ tú riêng mỗi tốp sẽ được giao một nhiệm vụ rước các lễ vật khác nhau như, ngựa bà,  ngựa ông, kiệu, lọng... Đoàn rước xuất phát từ đình làng ra đến chùa và diễu qua các ngõ lớn trong làng.

Trò chơi dân gian đấu vật luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân và khách thập phương đến tham dự Lễ hội làng Vọng Nguyệt
Trò chơi dân gian đấu vật luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân và khách thập phương đến tham dự Lễ hội làng Vọng Nguyệt

Đi đầu đoàn rước sẽ là một nhóm múa lân có chiêng trống rộn ràng và góp lộc của các hộ dân đứng ở hai bên đường sẽ ban phát lộc cho đoàn rước  biểu thị cho sự ấm no đầy đủ, đi sau sẽ là người mặc một bộ áo dài đỏ (người có chức sắc trong làng thời xưa) dẫn đầu đoàn rước.

Từng đoàn rước tiếp nối đuôi nhau đi trong tiếng trống tiếng chiêng rộn rã, và nhóm múa lân rất vui nhộn trên đường, những người già lẫn trẻ em sẽ đứng ra hai bên đường để phát lộc cho đoàn rước và cùng xem lễ hội

Tất cả các đoàn rước đều hội tụ về ngôi chùa cổ của làng để chuẩn bị vào lễ hội chính sẽ được tổ chức ngay tại đây, các nghi thức diễn ra trang trọng và các màn ca múa dân gian đặc sắc đã được tái hiện lại không khí của các lễ hội thời xưa.

Từng đoàn rước sẽ quy tụ về sân chùa để cử hành nghi lễ trang trọng nhất, đó là nghi lễ cúng hoàng làng. Du khác thập phương và bà con đến tham tham gia lễ hội rất đông. Vừa ôn lại nét đẹp văn hóa dân gian lại vừa có dịp vui chơi giải trí trong ngày hội, đồng thời gìn giữ được những nét văn hóa này cho thế hệ mai sau.

Lễ rước lễ vật trong Lễ hội làng Vọng Nguyệt tại Bắc Ninh
Lễ rước lễ vật trong Lễ hội làng Vọng Nguyệt tại Bắc Ninh

Trong lễ hội còn có tiết mục hát Quan họ. Các liền anh liền chị sẽ hát những câu quan họ tình tứ của người Bắc Ninh ngay trên một khúc sông. Không chỉ những liền anh, liền chị chuyên nghiệp của làng mới tham gia hát Quan họ trong ngày lễ mà hầu hết những người dân làm nông nghiệp trong làng cũng đều tham gia hát.

Bên cạnh đó, những trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, thể thao như: c bóng chuyền, bóng đá, họi gà, văn công… đã làm không khí ngày hội càng thêm sôi động và náo nhiệt hơn. Các trò chơi dân gian vẫn thường được tổ chức trong các lễ hội như hội vật, vật vốn là một trong những trò chơi dân gian thu hút được sự quan tâm của dân làng và khác thập phương, bởi không chỉ có các đô vật trong làng tham gia mà còn có nhiều đô vật từ các tỉnh về đâu tham gia tỉ thí.

Lễ hội Vọng Nguyệt đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đến tham dự. Bên cạnh sự đổi mới trong kinh tế và xã hội, thì người dân nơi đây vẫn giữ được những nét đẹp về mặt thuần phong mỹ tục của người dân Kinh Bắc xưa.

Bài viết về Bắc Ninh liên quan

  • Hội Làng Đại Lâm ở Bắc NinhẢnh Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh
    Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch tại xã Tam Đa, huyện Yên Phong. Đây là một lễ hội truyền thống nên hàng năm người dân lại dồn về đây xem hội. Tất cả cùng nhau...
  • Hội làng Tư Thế tại Bắc NinhẢnh Hội làng Tư Thế tại Bắc Ninh
    Hội làng Tư Thế diễn ra ngày 10/3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công đức Thành hoàng trông cọi nghề nông, phù trì cho dân làng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Làng Tư Thế nổi tiếng với nghề làm mực Tàu...
  • Hội làng Long Khám tại Bắc NinhẢnh Hội làng Long Khám tại Bắc Ninh
    Hội làng Long Khám được tổ chức ngày 20/8 tại làng Long Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đặc trưng của hội làng Long Khám là cục cướp cây mộc tất (cây gỗ đỏ) dành cho trai đinh trong...
  • Hội Đức Vua Bà tại Bắc NinhẢnh Hội Đức Vua Bà tại Bắc Ninh
    Hội Đức Vua Bà tổ chức ngày 6-7/2 âm lịch, là lễ hội quan trọng nhất của làng Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đây là lễ hội Thủy tổ quan họ, mọi hoạt động trong lễ hội đều liên quan...
  • Hội làng Đông Hồ tỉnh Bắc NinhẢnh Hội làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh
    Hội làng Đông Hồ diễn ra từ 14-16/3 âm lịch tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hội làng Đông Hồ mang đặc trưng của hội làng nghề. Hội làng tranh Đông Hồ tại Bắc Ninh Làng Đông Hồ là làng...
  • Hội chen Nga Hoàng tại Bắc NinhẢnh Hội chen Nga Hoàng tại Bắc Ninh
    Hội chen Nga Hoàng diễn ra tưng bừng từ 6-15/1 âm lịch tại xã Nga Hoàng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Hội Nga Hoàng là người chen người, chen ngã dúi ngã dụi, chen văng xuống ruộng xuống ao cho hết "nam...
  • Hội làng Bồ Sơn tại Bắc NinhẢnh Hội làng Bồ Sơn tại Bắc Ninh
    Bồ Sơn là một trong 5 làng quan họ cổ nhất ở tỉnh Bắc Ninh. Hội Bồ Sơn được tổ chức từ 9-12/1 âm lịch, mời kết chạ kết nghĩa tới hát nghi lễ, hát giao duyên. Bồ Sơn là làng quan họ cổ ở Bắc Ninh Giờ đây...
  • Hội đình Đình Bảng tại Bắc NinhẢnh Hội đình Đình Bảng tại Bắc Ninh
    Hội đình Đình Bảng được tổ chức ngày 14-15/2 âm lịch tại đình làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình Đình Bảng ngôi đình cổ nơi diễn ra lễ hội Đình làng Đình Bảng nổi tiếng với...
  • Hội làng Đại Bái tỉnh Bắc NinhẢnh Hội làng Đại Bái tỉnh Bắc Ninh
    Hội làng Đại Bái được tổ chức vào ngày 10/4 và 29/9 âm lịch hàng năm (chính hội là 29/9 ngày giỗ tổ nghề gò, đúc đồng) tại xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đông đảo người dân tham gia hội làng...
  • Hội Thị Cầu tại Bắc NinhẢnh Hội Thị Cầu tại Bắc Ninh
    Hội Thị Cầu diễn ra tại Đền Kim, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh từ ngày 7-16/8 âm lịch hàng năm. Làng Thị Cầu thờ Thánh Tam Giang (Một danh tướng thời Tiền Lý). Làng Thị Cầu nằm bên bờ sông Nguyệt...
  • Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật TíchẢnh Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích
    Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh được tổ chức từ ngày 4 đến 8 tháng riêng ÂL hằng năm tại chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội Khán...
  • Lễ hội Festival Bắc NinhẢnh Lễ hội Festival Bắc Ninh
    Festival Bắc Ninh là một sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tổng hợp với quy mô lớn được tổ chức vào giữa tháng 3 tại Bắc Ninh – nơi phát tích vương triều Lý nhằm đảm bảo sự tiếp nối các giá trị văn...
  • Lễ hội Kinh Dương Vương tại Bắc NinhẢnh Lễ hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh
    Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng hằng năm tại đề thờ Kinh Dương Vương thuộc xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để tưởng nhớ ông vua Thủy Tổ của người Việt. Theo...
  • Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại Bắc NinhẢnh Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh
    Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới buôn bán, kinh doanh như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây...
  • Lễ hội đền Đô tại Bắc NinhẢnh Lễ hội đền Đô tại Bắc Ninh
    Đền Đô (hay còn gọi là Đền Lý Bát Đế) tọa lạc ở xóm Thượng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cách Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc, Đền Đô là một ngôi đền nổi tiếng gắn liền với lịch...
1 2 3 4 5 6 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội làng Vọng Nguyệt tại Bắc Ninh

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội làng Vọng Nguyệt tại Bắc Ninh, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội làng Vọng Nguyệt diễn ra trong ba ngày là 25, 26, 27 tháng Hai âm lịch hàng năm, tại thôn Vọng Nguyệt thuộc xã Tam Giang, huyện Yên...