Lễ hội chùa Đông Sơn tại Bắc Ninh

Thời gian: 10/2 Âm lịch

(lehoi.info)- Cứ đến ngày mồng 10 tháng Hai âm lịch hàng năm, bà con dân làng Đông Sơn lại tưng bừng trong ngày hội chùa Đông Sơn.

Chùa Đông Sơn xưa có tên chữ là “Chân Khai Tự” nằm ở thôn Đông Sơn thuộc xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Đông Sơn thờ Phật, Thành Hoàng làng là Lê Văn Giác đại vương, cùng tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên người đỗ đạt khoa bảng là nhà giáo và nhà thơ nổi tiếng ở xứ Kinh Bắc. Ngôi chùa này được xây dựng vào năm “Dương Đức nhị niên” 1673 và đã trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo lại. Trải qua hàng trăm năm, đến nay chùa Đông Sơn là một trong ngôi chùa cổ đẹp của vùng Kinh Bắc, với kiến trúc kiểu chữ “Đinh” gồm có năm gian tiền đường, ba gian thượng điện, mái ngói cổ kính và bộ khung gỗ, là nơi sinh hoạt tâm linh của nhân dân Bắc Ninh.

Chùa Đông Sơn tại tỉnh Bắc Ninh
Chùa Đông Sơn tại tỉnh Bắc Ninh

Tục truyền, vào ngày mồng 10 tháng Hai Âm lịch hàng năm, dân làng Đông Sơn lại tưng bừng trong không khí ngày hội làng (còn được gọi là vào Đám). Từ việc giao cho các Giáp nuôi lợn, cấy lúa, để làm vật tế lễ dâng lên thần linh cho đến việc bầu ra một ông Quan đám đứng đầu việc tổ chức cỗ bàn, hay chọn một ông Quan viên tế cùng với ông trưởng thôn đều phải được tiến hành một cách kỹ lưỡng từ trước đó cả tháng trời. Theo đó, những người được dân làng chọn để làm Quan đám phải là người có kính tế khá, gia đình yên ấm, con cháu hiếu thảo, và đặc biệt là không có tang, phải ăn chay nằm mộng trước ngày diễn ra lễ hội. Lễ vật tế thần được chuẩn bị gồm: lợn cả con, mâm xôi, rượu, và lễ xôi gà của các hàng Giáp đã chuẩn bị.

Chuẩn bị cỗ cúng trong ngày hội
Chuẩn bị cỗ cúng trong ngày hội

Lễ hội chùa Đông Sơn đặc sắc nhất ở tục rước bình hương Thành Hoàng làng ở chùa ra đến đình để cử hành nghi thức tế lễ, đến ngày kết thúc hội lại rước về chùa để an vị và tiếp tục thờ. Chính hội là vào ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch, tuy nhiên từ ngày mồng 9, dân làng đã được mở cửa đình và chùa của làng để làm bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt rồi rước bình hương thờ Thành Hoàng làng từ chùa ra đến “đình xã” (vốn là ngôi đình chung của 3 xóm cổ là Giữa, Đoài, Đồng Lĩnh) để tế lễ và mở hội. Tục lệ này dựa trên truyền thuyết về Lê Văn Giác đại vương, người được tôn là Thành Hoàng làng của làng Đông Sơn. Tục truyền, Lê Văn Giác xưa kia là một vị quan nhưng vì gặp nạn mà về chùa ở ẩn, sau đó trở thành nhà sư và hóa tại chùa. Ngoài tục rước bình hương, dân làng Đông Sơn còn tổ chức lễ “rước nước” từ một giếng cổ ngay cạnh nghẹ chợ Sơn về đình để cử hành tế lễ. Ngày mồng 10 là ngày chính hội, phần lễ sẽ diễn ra một cách trang nghiêm với các nghi thức tế lễ, dâng lễ vật lên vị Thành Hoàng làng theo nghi thức truyền thống. Phần lễ kết thúc sẽ đến phần hội. Phần hội diễn ra rất sôi nổi với các hoạt động như biểu diễn văn nghệ truyền thống tuồng, chèo, hát ả đảo... hay các trò chơi dân gian như: đấu vật, chọi gà …

Hát ả đào trong chùa
Hát ả đào trong chùa

Qua thời gian dài đằng đẵng, đình Đông Sơn đã bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, ngày nay hội còn được mở tập trung tại ngôi chùa Đông Sơn. Dù đã trải qua nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử nhưng người dân nơi đây vẫn gìn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của lễ hội chùa Đông Sơn. Không chỉ là một lễ hội mà lễ hội chùa Đông Sơn còn là nơi là dịp để gắn kết cộng đồng làng xã khi tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng tâm linh, văn nghệ,  văn hóa nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục vốn quý của dân tộc từ thuở cha ông dựng nước.

Bài viết về Bắc Ninh liên quan

  • Hội Làng Đại Lâm ở Bắc NinhẢnh Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh
    Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch tại xã Tam Đa, huyện Yên Phong. Đây là một lễ hội truyền thống nên hàng năm người dân lại dồn về đây xem hội. Tất cả cùng nhau...
  • Hội làng Tư Thế tại Bắc NinhẢnh Hội làng Tư Thế tại Bắc Ninh
    Hội làng Tư Thế diễn ra ngày 10/3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công đức Thành hoàng trông cọi nghề nông, phù trì cho dân làng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Làng Tư Thế nổi tiếng với nghề làm mực Tàu...
  • Hội làng Long Khám tại Bắc NinhẢnh Hội làng Long Khám tại Bắc Ninh
    Hội làng Long Khám được tổ chức ngày 20/8 tại làng Long Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đặc trưng của hội làng Long Khám là cục cướp cây mộc tất (cây gỗ đỏ) dành cho trai đinh trong...
  • Hội Đức Vua Bà tại Bắc NinhẢnh Hội Đức Vua Bà tại Bắc Ninh
    Hội Đức Vua Bà tổ chức ngày 6-7/2 âm lịch, là lễ hội quan trọng nhất của làng Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đây là lễ hội Thủy tổ quan họ, mọi hoạt động trong lễ hội đều liên quan...
  • Hội làng Đông Hồ tỉnh Bắc NinhẢnh Hội làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh
    Hội làng Đông Hồ diễn ra từ 14-16/3 âm lịch tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hội làng Đông Hồ mang đặc trưng của hội làng nghề. Hội làng tranh Đông Hồ tại Bắc Ninh Làng Đông Hồ là làng...
  • Hội chen Nga Hoàng tại Bắc NinhẢnh Hội chen Nga Hoàng tại Bắc Ninh
    Hội chen Nga Hoàng diễn ra tưng bừng từ 6-15/1 âm lịch tại xã Nga Hoàng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Hội Nga Hoàng là người chen người, chen ngã dúi ngã dụi, chen văng xuống ruộng xuống ao cho hết "nam...
  • Hội làng Bồ Sơn tại Bắc NinhẢnh Hội làng Bồ Sơn tại Bắc Ninh
    Bồ Sơn là một trong 5 làng quan họ cổ nhất ở tỉnh Bắc Ninh. Hội Bồ Sơn được tổ chức từ 9-12/1 âm lịch, mời kết chạ kết nghĩa tới hát nghi lễ, hát giao duyên. Bồ Sơn là làng quan họ cổ ở Bắc Ninh Giờ đây...
  • Hội đình Đình Bảng tại Bắc NinhẢnh Hội đình Đình Bảng tại Bắc Ninh
    Hội đình Đình Bảng được tổ chức ngày 14-15/2 âm lịch tại đình làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình Đình Bảng ngôi đình cổ nơi diễn ra lễ hội Đình làng Đình Bảng nổi tiếng với...
  • Hội làng Đại Bái tỉnh Bắc NinhẢnh Hội làng Đại Bái tỉnh Bắc Ninh
    Hội làng Đại Bái được tổ chức vào ngày 10/4 và 29/9 âm lịch hàng năm (chính hội là 29/9 ngày giỗ tổ nghề gò, đúc đồng) tại xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đông đảo người dân tham gia hội làng...
  • Hội Thị Cầu tại Bắc NinhẢnh Hội Thị Cầu tại Bắc Ninh
    Hội Thị Cầu diễn ra tại Đền Kim, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh từ ngày 7-16/8 âm lịch hàng năm. Làng Thị Cầu thờ Thánh Tam Giang (Một danh tướng thời Tiền Lý). Làng Thị Cầu nằm bên bờ sông Nguyệt...
  • Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật TíchẢnh Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích
    Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh được tổ chức từ ngày 4 đến 8 tháng riêng ÂL hằng năm tại chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội Khán...
  • Lễ hội Festival Bắc NinhẢnh Lễ hội Festival Bắc Ninh
    Festival Bắc Ninh là một sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tổng hợp với quy mô lớn được tổ chức vào giữa tháng 3 tại Bắc Ninh – nơi phát tích vương triều Lý nhằm đảm bảo sự tiếp nối các giá trị văn...
  • Lễ hội Kinh Dương Vương tại Bắc NinhẢnh Lễ hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh
    Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng hằng năm tại đề thờ Kinh Dương Vương thuộc xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để tưởng nhớ ông vua Thủy Tổ của người Việt. Theo...
  • Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại Bắc NinhẢnh Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh
    Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới buôn bán, kinh doanh như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây...
  • Lễ hội đền Đô tại Bắc NinhẢnh Lễ hội đền Đô tại Bắc Ninh
    Đền Đô (hay còn gọi là Đền Lý Bát Đế) tọa lạc ở xóm Thượng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cách Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc, Đền Đô là một ngôi đền nổi tiếng gắn liền với lịch...
1 2 3 4 5 6 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội chùa Đông Sơn tại Bắc Ninh

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội chùa Đông Sơn tại Bắc Ninh, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org)- Cứ đến ngày mồng 10 tháng Hai âm lịch hàng năm, bà con dân làng Đông Sơn lại tưng bừng trong ngày hội chùa Đông Sơn. Chùa Đông Sơn xưa có tên...